Công án đại loại là những câu chuyện ngắn thường diễn tả các sự việc, hành tác, ngôn ngữ, cử chỉ của các thiền sư dưới những hình thức rất nghịch lý, kỳ bí, khó hiểu.
Công án nói chung là để giảng dạy một đệ tử hay người đến tham vấn về một chân lý hay để đo lường xem họ đã thấu đạt chân lý đó bao nhiêu.
Công án là một loại biện chứng dùng ngôn ngữ và cấu trúc câu chuyện bất thường nhằm tạo sự sảng sốt, ngỡ ngàng để bắt buộc tri thức tìm ra câu giải đáp bên ngoài các nguyên lý hiểu biết thông thường.
Tương truyền rằng Phật Giáo Thiền Tông xưa nay có tổng cộng 1700 công án. Tuy vậy theo một nguồn sưu tập thì thật ra chỉ có khoảng hơn 500 công án; phần còn lại đều là trùng hợp, pha chế hoặc ngụy tạo.
Có một vài công án được nhiều người ngày nay biết đến, thí dụ như “Tiếng vỗ tay khi vỗ một bàn tay” hay “ngón tay chỉ mặt trăng” hay “Nếu gặp Phật hãy giết Phật”, “sư cõng cô gái qua suối”, v.v. Cấu trúc của các công án nầy khá khéo léo , nội dung tương đối rõ ràng dễ hiểu. Tuy vậy, những công án nầy bị lạm dụng thường xuyên, nhất là bởi những người mới vừa ngấp nghé đọc được vài quyển sách thiền. Chúng trở thành sáo ngữ nhàm chán, hiệu quả của chúng bị suy giảm trầm trọng.
Còn nhiều công án như “Hỏi Phật là gì, đáp ba cân mè” hay “Nếu gọi là gậy trúc thì xúc phạm, không gọi là gậy trúc thì trái nghịch” hay “Con chó có Phật tánh hay không?”, v.v. thì theo tôi chỉ là những câu chuyện nhạt nhẽo, gượng ép, xử dụng nghịch lý một cách quá đáng đến độ hầu như vô dụng.
Vô dụng là vì nếu những tư tưởng triết lý mà các công án nầy đang cố gắng biện giải đã rất phức tạp thì những mẩu chuyện khúc mắc cùng cực một cách không cần thiết như vậy sẽ không giúp đỡ được gì mà còn người nghe dễ phân tâm hơn. Mục tiêu của Phật pháp ngay cả khi nó được diễn tả bằng các từ ngữ giản dị nhất vẫn còn quá khó khăn cho vô số hành giả có thể nhìn thấy, và thực hành, được thì những mẩu chuyện cầu kỳ nầy chỉ góp phần làm mù mịt thêm con đường họ đi.
Nhiều công án không có câu trả lời nào nhất định. Tùy người trả lời là ai và trong hoàn cảnh nào mà một câu trả lời có thể đúng, và cũng có thể sai. Sự kiện nầy càng làm cho người tham khảo rối rắm và dễ lạc hướng thêm.
Những công án nầy do đó có thể là những bài tập thú vị về suy luận triết lý để thể thao trí não hơn là những dụng cụ hữu hiệu để đưa đến sự giác ngộ trong Phật pháp. Nói cách khác, nếu một phương cách truyền dạy mà đa số những người có trình độ thông minh trung bình không thể hiểu được thì đó không phải là một phương cách có ích lợi lắm.
Có người cho rằng những công án cầu kỳ hầu như tối nghĩa như vậy giúp cho hành giả đập bỏ tất cả những tư duy, nhận thức thông thường sẵn có để đặt ra những nghi vấn mà quán xét khả năng trí tuệ của họ cũng như nghiền ngẫm về chân lý Phật pháp. (Có thiền sư dạy “Nghi lớn thì ngộ lớn” hay là “Hãy tận dụng 360 xương cốt, tám vạn bốn ngàn lỗ chân lông, vận dụng cả thân tâm, khởi thành một mối nghi”).
Tôi cũng chủ trương “luôn luôn nghi vấn”. Tuy nhiên tôi cho rằng dùng các công án tối nghĩa như trên để đề xướng chủ trương nầy là một phương cách vòng vo kém hiệu quả và phức tạp không cần thiết. Nếu những mẩu chuyện trên có thật đi nữa thì cũng chỉ để các thiền sư biểu dương các kiến thức siêu việt của họ hơn là để thật sự truyền dạy các kiến thức đó.
Nhiều công án kể rằng khi một người sực nhận thức ra được ý nghĩa của câu chuyện thì “lập tức giác ngộ” hoặc có khi “lập tức đắc đạo”. Điều nầy dễ gây ra sự hiểu lầm là khi một người nhận hiểu được công án nào đó thì họ phát mở được trí tuệ/huệ có thể dẫn dắt đến sự giải thoát. Rất nhiều công án không liên quan gì đến các ý niệm diễn tả trong Tứ Diệu Đế của Thích Ca. Trong khi đó, theo Thích Ca thì sự giải thoát chỉ có thể đạt được bằng cách thực hành các ý niệm nầy. Do đó nếu theo Thích Ca thì làm sao các công án trên dẫn đến giác ngộ?
Thêm nữa, đa số các công án có vẻ đã được ghi chép lại bởi một người thứ ba về vài lời nói hay cử chỉ gì đó trao đổi giữa một thiền sư và một người thứ hai. Thắc mắc của tôi:
1/ Làm sao ai biết rõ ràng được rằng người thứ hai đó có thật sự thấu hiểu ý nghĩa thâm sâu của các lời nói hay cử chỉ nầy hay không? Nếu điều ấy có xảy ra đi nữa thì nó cũng chỉ xảy ra trong đầu của người nầy.
2/ Thế thì làm sao thiền sư trong cuộc biết chắc chắn rằng đối tượng có thấu hiểu hay không?
3/ Nếu một người thứ ba có mặt ở đó để ghi chép lại thì họ cũng cần phải thấu hiểu được chuyện nầy và do đó người đó cũng cần phải “giác ngộ” hay “đắc đạo” giống như người thứ hai! Thế mà tại sao không bao giờ có công án nào đề cập đến người thứ ba nầy?
Tôi do đó nghi ngờ rằng các công án nầy đã không thật sự xảy ra mà chỉ là những câu chuyện được tạo dựng lên với mục đích giáo dục hay diễn giải.
Tôi cho rằng nhiều (nhưng không phải tất cả) công án chỉ là những mẩu chuyện nói chung vô bổ ích và mất thì giờ.
Công án không dạy cho ai những gì mà họ đã không biết rồi. Nếu một người đã suy nghiệm đủ về chân lý của họ và nếu tri thức họ đã đạt đến một trình độ triết lý nào đó rồi thì nhìn ở đâu, nghe cái gì cũng thấy câu hỏi, và câu trả lời.
Nếu một người có trí tuệ non kém, hay bản chất yếu hèn, hay có tập tính học từ chương, thì họ cũng sẽ chỉ lệ thuộc vào người khác để chỉ dạy cho câu trả lời là gì. Nhưng nếu đã vậy thì công án sẽ không còn có giá trị và ý nghĩa nữa vì nó sẽ chỉ trói cột tri thức của họ lại giống như sợi dây trói cột con trâu không cho nó tự do ăn cỏ bên ngoài phạm vi chiều dài của sợi dây đó.
Công án có thể có một “ích lợi” lớn: một người có thể đề cập đến chúng khi tranh luận về những đề tài triết lý để tỏ ra mình là một người hiểu biết cao siêu, và không ai có thể biết rằng họ hiểu biết cái gì bao nhiêu cả.
Có người sẽ nói vì tôi không có trình độ hiểu nổi các công án nên mới cho chúng là vô bổ ích và mất thì giờ.
Vấn đề ở đây theo tôi không phải là hiểu hay giải được các công án cầu kỳ gút mắc của các thiền sư, hay ai đó, đưa ra. Theo tôi vấn đề ở đây là có khả năng nhận thấy rằng chúng có giá trị gì hơn là những mẩu chuyện giải trí qua ngày hay không.
Bài 89: Không cần Bái Lạy Phật
Có lần tôi nói “Chỉ khi nào ngay cả gặp Phật bên đường mà không còn thấy cần bái lạy nữa thì mới là hiểu Phật pháp”.
Có người sửa tôi rằng “Chỉ khi nào hiểu Phật pháp rồi thì gặp Phật bên đường mới không còn thấy cần bái lạy nữa”. Tôi đồng ý.
Đáng tiếc là đại đa số tăng sư lẫn Phật tử không hề có cái ý niệm đó, chớ nói chi đến việc hiểu nghĩa câu nào ở trên muốn nói gì.
Ngay cả những người cho rằng họ hiểu nó thì lại quá bận rộn mù quáng quỳ mọp trước cái gọi là tôn giáo của Phật để đứng lên đi theo con đường của ông.
Bài 88: Khắc Đẽo cho ra Phật
Có người cho rằng tôi “khắc đẽo bỏ phần dư thừa của Phật Giáo để tìm cho ra Phật”.
Tôi không nghĩ như vậy. Tôi nghĩ thí dụ như ông Thích Thông Lạc chẳng hạn (là một người có nhiều quan điểm tương tự với tôi về lời dạy của Thích Ca) mới có lẽ là một người “khắc đẽo để cho ra Phật”. Vì ông là một tu sĩ nên lý luận của ông có khuynh hướng cần phải “làm cho ra” một Phật để có mà tu. Điều nầy tự nhiên và không có gì sai trái cả.
Tôi không nghĩ như vậy. Tôi nghĩ thí dụ như ông Thích Thông Lạc chẳng hạn (là một người có nhiều quan điểm tương tự với tôi về lời dạy của Thích Ca) mới có lẽ là một người “khắc đẽo để cho ra Phật”. Vì ông là một tu sĩ nên lý luận của ông có khuynh hướng cần phải “làm cho ra” một Phật để có mà tu. Điều nầy tự nhiên và không có gì sai trái cả.
Điểm khác biệt ở đây là tôi không là một Phật tử. Tôi chỉ xem Thích Ca là một triết gia chớ không phải là một giáo chủ.
Tuy vậy như đã nói, nhân sinh quan của tôi chịu ảnh hưởng bởi một số triết lý mà tôi cho là của Thích Ca. Tuy vậy đối với tôi, có Phật hay không có Phật cũng không quan trọng. (Và tôi nghĩ Thích Ca nếu hiện diện cũng không quan tâm đến việc tôi có coi ông ấy quan trọng hay không). Do đó, tôi hy vọng là lý luận của tôi ở đây không mang tính chất chủ quan của một người lý luận với một mục đích (“có Phật, Phật là gì”) cần phải đạt đến.
Điều quan trọng đối với tôi là sống cho được một phần nào theo cái triết lý đó trong cuộc đời nầy.
Bài 87: Chiếc Bè
Có xứ nọ ở bên bờ một con sông rộng. Sông chảy ra biển khơi. Đời sống trong xứ đầy đau khổ. Nghe đồn rằng bên kia bờ sông có một đời sống tốt đẹp hơn. Ai cũng muốn đi qua bờ bên kia, tuy nhiên không ai biết đóng tàu thuyền cả.
Chuyện kể rằng ngày nọ có một người đóng được một chiếc thuyền. Ông dạy lại một số người cách đóng thuyền rồi vượt sông đi mất.
Ngày tháng trôi qua, những người đóng thuyền thay vì làm đúng theo lời dạy trên lại bắt đầu theo ý riêng của họ thêm bớt sửa đổi nhiều thứ. Họ chú trọng làm thế nào để chiếc thuyền được chạm trổ đẹp mắt với màu mè sặc sỡ và đầy đủ chỗ ăn ở tiện nghi, rộng rãi. Khách càng thích những chiếc thuyền loại nầy thì thợ đóng thuyền càng chế đặt thêm ra đủ loại phương tiện hình thức cầu kỳ, phức tạp, hào nhoáng trên thuyền.
Không bao lâu sau những thứ họ đóng không còn là những chiếc thuyền có thể vượt sông rộng nữa mà trở thành những chiếc bè cồng kềnh, nặng nề, chậm chạp, và vô dụng.
Khi người ta bước lên những chiếc bè nầy, họ bị phân tâm và thu hút bởi hình dáng huy hoàng và kích thước vĩ đại của chúng. Họ cho rằng những chiếc bè hùng vĩ nầy sẽ đưa họ an toàn và thoải mái đến nơi họ muốn đến.
Tuy vậy, những chiếc bè cồng kềnh, nặng nề, chậm chạp, và vô dụng nầy khi rời bến đều bị giòng sông cuốn trôi mất ra biển khơi trước khi chúng đến được bờ bên kia.
Sông rộng, một khi đã đi qua là không thể trở lại. Và bên bờ sông nầy người ta tiếp tục bước lên những chiếc bè tương tự với ảo vọng qua được bờ bên kia để sống một cuộc đời tươi đẹp.
Bài 86: Tóm Lược Những Bài "Phật Giáo Không Tín Ngưỡng Không Tôn Giáo" và "Kinh Sách Phật Giáo" vừa rồi
Hỏi: Vậy thì làm sao biết cái gì là tinh túy của Phật Giáo (tức là lời dạy nguyên thủy thật sự của Thích Ca)?
Đáp: Cách hiểu và hành đạo của mỗi tông phái trong Phật Giáo đều khác nhau ít nhiều. Tuy vậy, hầu như tất cả tông phái chính đều truyền giảng một số triết lý chung và giống nhau. Nếu lựa chọn ra những triết lý chung và giống nhau nầy thì có thể cho chúng là lời dạy nguyên thủy thật sự của Thích Ca.
Hỏi: Các tông phái có những triết lý gì “chung” hay “giống nhau”?
Đáp: Chỉ có Tứ Diệu Đế, trong đó có 37 Phẩm Trợ Đạo, là được truyền dạy bởi hầu hết mọi tông phái Phật Giáo với nội dung giống nhau. Những quan niệm liên quan trực tiếp với Tứ Diệu Đế như “vô ngã”, “vô thường”, “duyên khởi”, “giác ngộ” cũng vậy. (Tuy nhiên, vài quan niệm nầy có khi được diễn giảng dưới những màu sắc huyền bí; thí dụ như nhiều kinh sách cho là khi “giác ngộ” thì sẽ “nhìn thấy được quá khứ, tương lai và muôn vạn thế giới khác”.)
Hỏi: Còn những triết lý hay quan niệm khác?
Đáp: Mỗi tông phái hiểu và giảng dạy về chúng một cách khác nhau và nhiều khi trái ngược hẳn nhau. Vì vậy có thể nghi ngờ rằng các triết lý hay quan niệm nầy, cũng như những phương cách tu và hành đạo dựa trên chúng, đã được chế biế sau nầy bởi các tăng sư. Thí dụ như tất cả những gì liên quan đến cầu khẩn tình duyên gia đạo mua may bán đắt, cứu độ, giải hạn, cầu an, cúng sao, trì chú, khoán bùa, bắt ấn, v.v.
Hỏi: Tương tự cho những quan niệm như “Tây Phương Cực Lạc”, “đầu thai”, “luân hồi”?
Đáp: Đúng vậy. Vì 2 lý do: 1/ trong Tứ Diệu Đế và các quan niệm liên quan trực tiếp với Tứ Diệu Đế hoàn toàn không có gì nói về “Tây Phương Cực Lạc”, “đầu thai”, “luân hồi”; và 2/ lúc sinh tiền Thích Ca không bao giờ giảng dạy hay trả lời các câu hỏi về các vấn đề nầy. Do đó có thể kết luận một cách thích đáng rằng chúng rất có thể không phải là khái niệm nguyên thủy thật sự của Thích Ca.
Đáp: Cách hiểu và hành đạo của mỗi tông phái trong Phật Giáo đều khác nhau ít nhiều. Tuy vậy, hầu như tất cả tông phái chính đều truyền giảng một số triết lý chung và giống nhau. Nếu lựa chọn ra những triết lý chung và giống nhau nầy thì có thể cho chúng là lời dạy nguyên thủy thật sự của Thích Ca.
Hỏi: Các tông phái có những triết lý gì “chung” hay “giống nhau”?
Đáp: Chỉ có Tứ Diệu Đế, trong đó có 37 Phẩm Trợ Đạo, là được truyền dạy bởi hầu hết mọi tông phái Phật Giáo với nội dung giống nhau. Những quan niệm liên quan trực tiếp với Tứ Diệu Đế như “vô ngã”, “vô thường”, “duyên khởi”, “giác ngộ” cũng vậy. (Tuy nhiên, vài quan niệm nầy có khi được diễn giảng dưới những màu sắc huyền bí; thí dụ như nhiều kinh sách cho là khi “giác ngộ” thì sẽ “nhìn thấy được quá khứ, tương lai và muôn vạn thế giới khác”.)
Hỏi: Còn những triết lý hay quan niệm khác?
Đáp: Mỗi tông phái hiểu và giảng dạy về chúng một cách khác nhau và nhiều khi trái ngược hẳn nhau. Vì vậy có thể nghi ngờ rằng các triết lý hay quan niệm nầy, cũng như những phương cách tu và hành đạo dựa trên chúng, đã được chế biế sau nầy bởi các tăng sư. Thí dụ như tất cả những gì liên quan đến cầu khẩn tình duyên gia đạo mua may bán đắt, cứu độ, giải hạn, cầu an, cúng sao, trì chú, khoán bùa, bắt ấn, v.v.
Hỏi: Tương tự cho những quan niệm như “Tây Phương Cực Lạc”, “đầu thai”, “luân hồi”?
Đáp: Đúng vậy. Vì 2 lý do: 1/ trong Tứ Diệu Đế và các quan niệm liên quan trực tiếp với Tứ Diệu Đế hoàn toàn không có gì nói về “Tây Phương Cực Lạc”, “đầu thai”, “luân hồi”; và 2/ lúc sinh tiền Thích Ca không bao giờ giảng dạy hay trả lời các câu hỏi về các vấn đề nầy. Do đó có thể kết luận một cách thích đáng rằng chúng rất có thể không phải là khái niệm nguyên thủy thật sự của Thích Ca.
Bài 85: Bình luận về kinh sách Phật Giáo nói chung
Tóm lại, các dữ kiện trên cho thấy tất cả cái gọi là kinh Phật hiện tại (Đại Thừa lẫn Tiểu Thừa) có thể chỉ chứa một phần rất nhỏ những lời dạy thật sự của Thích Ca. (Hoặc nếu có đi nữa thì cũng không biết là chính xác bao nhiêu.)
Ngay cả những đệ tử thân tín nhất của Thích Ca không bao lâu sau khi ông chết đã bắt đầu bất đồng ý với nhau về nội dung và ý nghĩa của những lời ông dạy. Sự bất đồng ý nầy vẫn còn kéo dài qua hơn 2000 năm nay cho đến bây giờ.
Đại đa số những gì trong toàn thể hệ thống kinh điển của Phật Giáo đã được soạn thảo bởi tăng sư dựa trên kiến thức và tư tưởng của cá nhân họ. Những kiến thức và tư tưởng nầy đã chịu ảnh hưởng trầm trọng bởi nhiều tôn giáo khác như Ấn Độ Giáo, Đạo Giáo, v.v. Phần lớn kinh sách Phật Giáo do đó đã bị pha chế, thêu dệt, thêm bớt qua nhiều thế kỷ bắt đầu từ ngay sau khi Thích Ca qua đời.
Nói cách khác, khi cầm bất cứ quyển kinh Phật hiện hành nào mà tuyên bố “Phật dạy rằng…” hay “Đây là Phật chánh pháp…” thì cái xác xuất “đúng” của câu phát biểu đó rất nhỏ.
Bài 84: Kinh Sách Phật Giáo Đại Thừa
Nguồn gốc về sự thành hình của kinh sách Phật Giáo Đại Thừa rất mù mờ.
Kinh sách đầu tiên của Đại Thừa bắt đầu xuất hiện về sau nầy, vào khoảng 300 đến 700 năm sau ngày Thích Ca qua đời, không rõ nguồn gốc xuất xứ rõ ràng từ đâu, không biết soạn giả là ai và soạn thảo vào thời kỳ nào. Kinh sách Đại Thừa ban đầu là vài bộ kinh ngắn rồi dần dà xuất hiện các bộ lớn hơn với văn phong không đồng nhất, và ngày nay cũng không còn nguyên bản trọn vẹn.
Một số kinh được lưu truyền đến ngày nay đã được dịch sang chữ Hán và chữ Tây Tạng qua nhiều thời kỳ khác nhau bởi nhiều dịch giả thuộc những tông phái khác nhau. Một số kinh bản chữ Hán khác không có nguồn gốc rõ ràng, mặc dù lấy danh là lời dạy của Thích Ca nhưng có lẽ đã được trước tác tại Trung Hoa trong những năm đầu Công Nguyên khi Phật Giáo vừa mới phát triển ở đó.
Bình luận về kinh sách Phật Giáo Đại Thừa:
Thời điểm thành hình trong lịch sử của Phật Giáo Đại Thừa cho thấy rõ ràng nội dung kinh sách của họ không phải là trực tiếp phát xuất từ lời Thích Ca dạy. Tất cả kinh sách Đại Thừa đều dựa lên sự nghe đi kể lại từ hàng chục thế hệ tăng sư sau khi Thích Ca qua đời.
Tính đa dạng và phong phú của kinh sách Đại Thừa cho thấy một sự dung nạp các tài liệu về Phật giáo một cách hỗn độn, không hệ thống và tiêu chuẩn rõ ràng. Kinh sách Đại Thừa còn có khi pha trộn các giáo thuyết khác thịnh hành trong thời bấy giờ: thí dụ như các yếu tố bùa chú hay quan niệm “thần tiên”, “thiên địa”, “âm dương”, “ngũ hành”, v.v. trong vài chi nhánh của Đại Thừa chính là do ảnh hưởng màu sắc của Đạo Giáo từ Trung Hoa.
Sự chia rẽ ra nhiều chi nhánh trong Phật Giáo Đại Thừa cũng cho thấy sự không thống nhất trong hệ thống tư tưởng, và do đó kinh sách, của họ. Sự khác biệt tương phản rõ rệt trong các thí dụ dưới đây không khỏi gây ra nỗi nghi ngờ thích đáng “rất có thể không có con đường của chi nhánh nào đang đi là thật sự của Thích Ca”.
Mật Tông là một chi nhánh Đại Thừa xuất hiện vào khoảng thế kỷ thứ 6 sau Công Nguyên từ Ấn Độ nhưng sau nầy thịnh hành ở Trung Hoa. Kim Cang Thừa cũng là một chi nhánh Đại Thừa tương tự như Mật Tông nhưng chỉ thịnh hành ở Tây Tạng. (Lạt Ma Giáo hiện tại ở Tây Tạng là một dạng của Kim Cang Thừa). Mật Tông và Kim Cang Thừa không dùng chung và không chấp nhận tất cả kinh sách của lẫn nhau. Cả hai chi nhánh đều chú trọng vào việc bắt ấn, đọc bùa, trì chú và những pháp thuật huyền bí khác.
Thiền Tông là một chi nhánh Đại Thừa xuất hiện cũng vào khoảng thế kỷ thứ 6 hay 7 sau Công Nguyên. Chi nhánh nầy chú trọng vào phương pháp thiền định và tránh xa những việc bùa chú huyền bí của Mật Tông và Kim Cang. Xuất phát từ Thiền Tông là những “Tổ” Thiền với những “công án” cầu kỳ và ý niệm “giác ngộ tức thì”.
Các chi nhánh khác của Đại Thừa như Tịnh Độ Tông, Hoa Nghiêm Tông, Thiên Thai Tông, Trung Quán Tông, Duy Thức Tông cũng đều có kinh sách riêng của họ và hầu như không ai dùng hay chấp nhận tất cả kinh sách của ai khác.
Bài 83: Kinh sách Phật Giáo Tiểu Thừa
Kinh sách Phật Giáo Tiểu Thừa nói chung có 3 tạng kinh chính: 1/ Những lời giảng dạy của Thích Ca hay của những Phật khác hay của những đệ tử chính của Thích Ca, 2/ Những điều lệ quy luật của tăng lữ, và 3/ Những diễn giảng từ lời dạy của Phật.
Nhiều sử gia đồng ý rằng 3 tạng kinh Phật đầu tiên được xem rằng "nguyên thủy" từ lời Thích Ca được soạn thảo bằng tiếng Pali (một dạng tiếng Phạn cổ - Sanskrit) vào thế kỷ thứ 1 trước Công Nguyên. Tuy vậy cũng có vài sử gia khác cho rằng các tạng kinh Phật đầu tiên thật ra ra đời giữa thế kỷ thứ 1 trước Công Nguyên và thế kỷ thứ 5 sau Công Nguyên.
Dưới đây là tóm lược quá trình thành hình của 3 tạng kinh đầu tiên của Phật Giáo Tiểu Thừa. Quá trình nầy nói chung được công nhận trong lịch sử Phật Giáo.
Đại Hội Tăng Lữ Thứ Nhất
Khoảng 3 tháng sau khi Thích Ca qua đời (khoảng năm 480 trước Công Nguyên), 500 đệ tử của ông họp nhau lại để thảo luận và xác định những gì Thích Ca đã giảng dạy cũng như bàn tính phương cách để gìn giữ những lời giảng dạy trên. Buổi họp nầy được gọi là Đại Hội Tăng Lữ Thứ Nhất.
Trong Đại Hội Thứ Nhất nầy, một học trò thân cận với Thích Ca nổi tiếng có trí nhớ giỏi là A-Nan được cử ra để đọc lên lại tất cả những lời dạy của Thích Ca mà ông đã nhớ. Những lời của A-Nan được Đại Hội suy nghiệm, bàn cãi trước khi được đồng ý cho là chính xác với lời Thích Ca đã dạy. Tất cả các lời kể lại của A-Nan đều bắt đầu bằng câu “Tôi đã nghe là…”; do đó tất cả các bài kinh về sau đều bắt đầu bằng câu nầy.
Đại Hội Thứ Nhất nầy cũng bàn luận và xác định những quy luật, nề nếp cần thiết cho giới tăng lữ.
Tất cả 500 đệ tử trong Đại Hội sau đó chia nhau để học thuộc lòng những gì mà họ đồng ý là lời của Thích Ca đã kể lại của A-Nan cũng như những quy luật, nề nếp cần thiết cho tăng lữ mà họ đã xác định. Họ tự cô lập khỏi thế giới bên ngoài để tránh bị phân tâm và đọc tụng lập đi lập lại những điều trên liên tục ngày đêm để khỏi quên.
Tuy vậy dù 500 đệ tử nầy có tinh tấn đến mấy thì thời gian cũng làm cho trí nhớ họ dần dần sai lệch đi. Từ thế hệ nầy sang thế hệ khác, các tăng lữ bắt đầu bất đồng ý với nhau về những gì họ nhớ thuộc lòng. Theo một số tài liệu lịch sử, trong khoảng 150 năm sau Đại Hội Thứ Nhất có 2 Đại Hội tương tự khác được tổ chức vì nhu cầu cần phải khảo xét và chỉnh đốn lại những gì các tăng lữ cho là lời dạy của Thích Ca được gìn giữ trong trí nhớ của họ.
Đại Hội Tăng Lữ Thứ Ba
Khoảng năm 250 trước Công Nguyên, Đại Hội Tăng Lữ Thứ Ba xảy ra. Tại Đại Hội nầy, các tăng lữ bàn thảo và quyết định đúc kết ra 3 tạng kinh chính của Phật Giáo Nguyên Thủy.
Họ phối hợp tất cả những lời dạy của Thích Ca trong trí nhớ họ từ Đại Hội Thứ Nhất đến giờ (cộng thêm một số bài kinh nữa soạn ra trong Đại Hội Thứ Ba nầy) làm thành tạng kinh đầu tiên gọi là Kinh Tạng.
Họ cũng phối hợp tất cả những quy luật, nề nếp cần thiết cho tăng lữ trong trí nhớ họ từ Đại Hội Thứ Nhất đến giờ lại làm thành tạng kinh thứ hai gọi là Luật Tạng. Không những các quy luật, nề nếp được liệt kê ra mà lý do tại sao những quy luật, nề nếp nầy cần thiết cũng được giải thích trong tạng kinh trên.
Các tăng lữ cũng soạn ra tạng kinh thứ ba gọi là Luận Tạng gồm có những lời bàn luận, phân tích, diễn giải của lời Thích Ca dạy (tức là của Kinh Tạng). Tục truyền rằng chính Thích Ca vài ngày sau khi giác ngộ (nghĩa là lúc ông còn sống) đã bắt đầu soạn thảo ra nội dung của tạng kinh thứ ba nầy trong đầu ông; 7 năm sau đó ông diễn thuyết tạng kinh nầy cho một nhóm thần linh và một học trò người trần tục duy nhất. Người học trò nầy sau đó kể lại cho các học trò khác nghe và họ cùng nhau đọc tụng thuộc lòng những bài kinh trong tạng nầy cũng tương tự như họ đã học thuộc lòng 2 tạng kinh kia.
Cho đến thời điểm nầy và mấy trăm năm sau đó, mặc dù 3 tạng kinh trên đã được đúc kết ra riêng biệt nhưng chúng vẫn tiếp tục được học thuộc lòng và truyền miệng từ thế hệ nầy sang thế hệ sau.
Đại Hội Tăng Lữ Thứ Tư
Ở Đại Hội Thứ Tư, lần đầu tiên 3 tạng chính của Phật Giáo Nguyên Thủy trên được ghi chép xuống bằng chữ viết (lên lá khô).
Một số sử gia cho rằng Đại Hội Tăng Lữ Thứ Tư nầy xảy ra ở Tích Lan vào năm 20 trước Công Nguyên, tức là gần 500 năm sau khi Thích Ca qua đời. Có sử gia cũng cho rằng nó có thể đã xảy ra 4 hay 5 trăm năm sau Công Nguyên, tức là khoảng 800 đến 1000 năm sau khi Thích Ca qua đời.
Bình luận về kinh sách Phật Giáo Tiểu Thừa
Quá trình thành hình của bộ kinh đầu tiên và quan trọng nhất của Phật Giáo Tiểu Thừa có một sự kiện nổi bật. Đó là khoảng thời gian rất dài mà các tăng sư đã phải gìn giữ và truyền dạy lời của Thích Ca bằng cách chỉ dựa vào trí nhớ của họ.
(Một trong những lý do rất khả dĩ tại sao 500 đệ tử của Thích Ca lúc đó chỉ học thuộc lòng thay vì ghi chép lại những gì họ đồng ý trong Đại Hội Tăng Lữ Thứ Nhất là vì họ không biết chữ. Một giả định khó phản bác được là số người biết chữ trong toàn xã hội Ấn Độ 2500 năm về trước rất có thể rất rất ít.)
Theo lịch sử thì sau khi Thích Ca qua đời, lần đầu tiên mà những lời dạy của ông được ghi chép xuống bằng chữ nếu sớm nhất là gần 500 năm sau đó, và nếu trễ nhất cũng có thể là 900 hay 1000 năm sau đó. (Cần nhớ là ở thời điểm đó của nhân loại, mỗi đời người chỉ sống trung bình khoảng 40-50 năm mà thôi).
Toàn bộ 3 tạng kinh Phật nầy khi dịch ra các ngôn ngữ hiện nay dầy trung bình mấy ngàn trang giấy, trong đó chứa nhiều Quyển, nhiều Chương, nhiều Tập. Khi phải truyền khẩu nhau từ đời nầy sang đời khác qua 10 (hay có thể 20) thế hệ một số lượng văn chương câu chữ khổng lồ chứa đựng những tư tưởng phức tạp và mới lạ như thế là một điều cực kỳ khó khăn. Và do đó những nhầm lẫn, sai lạc chắc chắn không thể tránh khỏi.
(So sánh với một trò chơi trong Hướng Đạo: 1/ Xếp một hàng dài 15, 20 sói con, 2/ Sói trưởng đưa cho sói con đứng đầu đọc một mảnh giấy viết về một câu chuyện gì đó dài năm bảy câu, xong rồi lấy mảnh giấy lại, 3/ Sói con đầu tiên nầy kề tai kể lại toàn bộ câu chuyện cho sói con thứ 2 đứng kế sau, 4/ Rồi sói con thứ 2 kề tai kể cho sói con thứ 3, lần lượt như vậy cho đến hết hàng, 5/ Sói con cuối cùng sẽ phải kể lại lớn lên cho mọi người cùng nghe về câu chuyện đó. Kết quả là 100 lần như một, tất cả đều lăn ra cười khi so sánh lại và thấy câu chuyện cuối cùng khác hẳn với câu chuyện ban đầu trong mảnh giấy của Sói trưởng bao nhiêu.
Trò chơi nầy khi được dùng trong những khóa huấn luyện về truyền thông tin tức dữ kiện cho các giám đốc cao cấp của các công ty lớn cũng đi đến một kết quả tương tự.
Trong một khoảng thời gian không hơn 10 phút, với một câu chuyện giản dị không dài quá 10 câu, mà sự thiếu chính xác trầm trọng trong việc truyền miệng kể lại từ người nầy sang người khác còn không tránh được thì làm sao, như đã nói ở trên, những lầm lẫn sai lạc không xảy ra khi phải truyền khẩu một số lượng câu chữ khổng lồ chứa đựng những tư tưởng phức tạp qua nhiều thế hệ?)
Trong khoảng thời gian nầy, tư tưởng tín ngưỡng trong xã hội Ấn Độ chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi Ấn Độ Giáo cũng như bởi nhiều tôn giáo phụ khác. Sau 10 đến 20 thế hệ thì những ảnh hưởng nầy chắc chắn phải có tác động ít nhiều lên tư tưởng của những tăng sư Phật Giáo. Khi tư tưởng của một người bị ảnh hưởng thì những gì nằm trong trí nhớ của họ cũng có khuynh hướng bị ảnh hưởng tương tự.
Hơn nữa như đã nói, ngay sau khi Thích Ca qua đời đã có nhiều sự bất đồng ý giữa các đệ tử về cách diễn giảng những lời dạy của ông. Đó có thể là lý do tại sao lịch sử Phật Giáo cho thấy không chỉ có một cái gọi là “Luận Tạng” (những lời diễn giảng của các đệ tử thân cận của Thích Ca về lời dạy của ông) duy nhất. Thí dụ như hiện tại có một Luận Tạng bằng tiếng Sanskrit mà nội dung hoàn toàn khác hẳn với một Luận Tạng khác bằng tiếng Pali. Đồng thời cũng có một số các ấn bản cổ (tuy không toàn bộ) của các Luận Tạng khác nữa bằng các ngôn ngữ khác với những nội dung khác hẳn nữa.
Hơn thế nữa, ngoài 3 tạng kinh “nguyên thủy” của Phật Giáo Tiểu Thừa kể trên, vài sử gia còn đưa ra nhiều bằng chứng có vẻ cho thấy rằng còn có thể có các Tam Tạng Kinh “nguyên thủy” khác nữa đã thất lạc trong lịch sử.
Nhiều sử gia đồng ý rằng 3 tạng kinh Phật đầu tiên được xem rằng "nguyên thủy" từ lời Thích Ca được soạn thảo bằng tiếng Pali (một dạng tiếng Phạn cổ - Sanskrit) vào thế kỷ thứ 1 trước Công Nguyên. Tuy vậy cũng có vài sử gia khác cho rằng các tạng kinh Phật đầu tiên thật ra ra đời giữa thế kỷ thứ 1 trước Công Nguyên và thế kỷ thứ 5 sau Công Nguyên.
Dưới đây là tóm lược quá trình thành hình của 3 tạng kinh đầu tiên của Phật Giáo Tiểu Thừa. Quá trình nầy nói chung được công nhận trong lịch sử Phật Giáo.
Đại Hội Tăng Lữ Thứ Nhất
Khoảng 3 tháng sau khi Thích Ca qua đời (khoảng năm 480 trước Công Nguyên), 500 đệ tử của ông họp nhau lại để thảo luận và xác định những gì Thích Ca đã giảng dạy cũng như bàn tính phương cách để gìn giữ những lời giảng dạy trên. Buổi họp nầy được gọi là Đại Hội Tăng Lữ Thứ Nhất.
Trong Đại Hội Thứ Nhất nầy, một học trò thân cận với Thích Ca nổi tiếng có trí nhớ giỏi là A-Nan được cử ra để đọc lên lại tất cả những lời dạy của Thích Ca mà ông đã nhớ. Những lời của A-Nan được Đại Hội suy nghiệm, bàn cãi trước khi được đồng ý cho là chính xác với lời Thích Ca đã dạy. Tất cả các lời kể lại của A-Nan đều bắt đầu bằng câu “Tôi đã nghe là…”; do đó tất cả các bài kinh về sau đều bắt đầu bằng câu nầy.
Đại Hội Thứ Nhất nầy cũng bàn luận và xác định những quy luật, nề nếp cần thiết cho giới tăng lữ.
Tất cả 500 đệ tử trong Đại Hội sau đó chia nhau để học thuộc lòng những gì mà họ đồng ý là lời của Thích Ca đã kể lại của A-Nan cũng như những quy luật, nề nếp cần thiết cho tăng lữ mà họ đã xác định. Họ tự cô lập khỏi thế giới bên ngoài để tránh bị phân tâm và đọc tụng lập đi lập lại những điều trên liên tục ngày đêm để khỏi quên.
Tuy vậy dù 500 đệ tử nầy có tinh tấn đến mấy thì thời gian cũng làm cho trí nhớ họ dần dần sai lệch đi. Từ thế hệ nầy sang thế hệ khác, các tăng lữ bắt đầu bất đồng ý với nhau về những gì họ nhớ thuộc lòng. Theo một số tài liệu lịch sử, trong khoảng 150 năm sau Đại Hội Thứ Nhất có 2 Đại Hội tương tự khác được tổ chức vì nhu cầu cần phải khảo xét và chỉnh đốn lại những gì các tăng lữ cho là lời dạy của Thích Ca được gìn giữ trong trí nhớ của họ.
Đại Hội Tăng Lữ Thứ Ba
Khoảng năm 250 trước Công Nguyên, Đại Hội Tăng Lữ Thứ Ba xảy ra. Tại Đại Hội nầy, các tăng lữ bàn thảo và quyết định đúc kết ra 3 tạng kinh chính của Phật Giáo Nguyên Thủy.
Họ phối hợp tất cả những lời dạy của Thích Ca trong trí nhớ họ từ Đại Hội Thứ Nhất đến giờ (cộng thêm một số bài kinh nữa soạn ra trong Đại Hội Thứ Ba nầy) làm thành tạng kinh đầu tiên gọi là Kinh Tạng.
Họ cũng phối hợp tất cả những quy luật, nề nếp cần thiết cho tăng lữ trong trí nhớ họ từ Đại Hội Thứ Nhất đến giờ lại làm thành tạng kinh thứ hai gọi là Luật Tạng. Không những các quy luật, nề nếp được liệt kê ra mà lý do tại sao những quy luật, nề nếp nầy cần thiết cũng được giải thích trong tạng kinh trên.
Các tăng lữ cũng soạn ra tạng kinh thứ ba gọi là Luận Tạng gồm có những lời bàn luận, phân tích, diễn giải của lời Thích Ca dạy (tức là của Kinh Tạng). Tục truyền rằng chính Thích Ca vài ngày sau khi giác ngộ (nghĩa là lúc ông còn sống) đã bắt đầu soạn thảo ra nội dung của tạng kinh thứ ba nầy trong đầu ông; 7 năm sau đó ông diễn thuyết tạng kinh nầy cho một nhóm thần linh và một học trò người trần tục duy nhất. Người học trò nầy sau đó kể lại cho các học trò khác nghe và họ cùng nhau đọc tụng thuộc lòng những bài kinh trong tạng nầy cũng tương tự như họ đã học thuộc lòng 2 tạng kinh kia.
Cho đến thời điểm nầy và mấy trăm năm sau đó, mặc dù 3 tạng kinh trên đã được đúc kết ra riêng biệt nhưng chúng vẫn tiếp tục được học thuộc lòng và truyền miệng từ thế hệ nầy sang thế hệ sau.
Đại Hội Tăng Lữ Thứ Tư
Ở Đại Hội Thứ Tư, lần đầu tiên 3 tạng chính của Phật Giáo Nguyên Thủy trên được ghi chép xuống bằng chữ viết (lên lá khô).
Một số sử gia cho rằng Đại Hội Tăng Lữ Thứ Tư nầy xảy ra ở Tích Lan vào năm 20 trước Công Nguyên, tức là gần 500 năm sau khi Thích Ca qua đời. Có sử gia cũng cho rằng nó có thể đã xảy ra 4 hay 5 trăm năm sau Công Nguyên, tức là khoảng 800 đến 1000 năm sau khi Thích Ca qua đời.
Bình luận về kinh sách Phật Giáo Tiểu Thừa
Quá trình thành hình của bộ kinh đầu tiên và quan trọng nhất của Phật Giáo Tiểu Thừa có một sự kiện nổi bật. Đó là khoảng thời gian rất dài mà các tăng sư đã phải gìn giữ và truyền dạy lời của Thích Ca bằng cách chỉ dựa vào trí nhớ của họ.
(Một trong những lý do rất khả dĩ tại sao 500 đệ tử của Thích Ca lúc đó chỉ học thuộc lòng thay vì ghi chép lại những gì họ đồng ý trong Đại Hội Tăng Lữ Thứ Nhất là vì họ không biết chữ. Một giả định khó phản bác được là số người biết chữ trong toàn xã hội Ấn Độ 2500 năm về trước rất có thể rất rất ít.)
Theo lịch sử thì sau khi Thích Ca qua đời, lần đầu tiên mà những lời dạy của ông được ghi chép xuống bằng chữ nếu sớm nhất là gần 500 năm sau đó, và nếu trễ nhất cũng có thể là 900 hay 1000 năm sau đó. (Cần nhớ là ở thời điểm đó của nhân loại, mỗi đời người chỉ sống trung bình khoảng 40-50 năm mà thôi).
Toàn bộ 3 tạng kinh Phật nầy khi dịch ra các ngôn ngữ hiện nay dầy trung bình mấy ngàn trang giấy, trong đó chứa nhiều Quyển, nhiều Chương, nhiều Tập. Khi phải truyền khẩu nhau từ đời nầy sang đời khác qua 10 (hay có thể 20) thế hệ một số lượng văn chương câu chữ khổng lồ chứa đựng những tư tưởng phức tạp và mới lạ như thế là một điều cực kỳ khó khăn. Và do đó những nhầm lẫn, sai lạc chắc chắn không thể tránh khỏi.
(So sánh với một trò chơi trong Hướng Đạo: 1/ Xếp một hàng dài 15, 20 sói con, 2/ Sói trưởng đưa cho sói con đứng đầu đọc một mảnh giấy viết về một câu chuyện gì đó dài năm bảy câu, xong rồi lấy mảnh giấy lại, 3/ Sói con đầu tiên nầy kề tai kể lại toàn bộ câu chuyện cho sói con thứ 2 đứng kế sau, 4/ Rồi sói con thứ 2 kề tai kể cho sói con thứ 3, lần lượt như vậy cho đến hết hàng, 5/ Sói con cuối cùng sẽ phải kể lại lớn lên cho mọi người cùng nghe về câu chuyện đó. Kết quả là 100 lần như một, tất cả đều lăn ra cười khi so sánh lại và thấy câu chuyện cuối cùng khác hẳn với câu chuyện ban đầu trong mảnh giấy của Sói trưởng bao nhiêu.
Trò chơi nầy khi được dùng trong những khóa huấn luyện về truyền thông tin tức dữ kiện cho các giám đốc cao cấp của các công ty lớn cũng đi đến một kết quả tương tự.
Trong một khoảng thời gian không hơn 10 phút, với một câu chuyện giản dị không dài quá 10 câu, mà sự thiếu chính xác trầm trọng trong việc truyền miệng kể lại từ người nầy sang người khác còn không tránh được thì làm sao, như đã nói ở trên, những lầm lẫn sai lạc không xảy ra khi phải truyền khẩu một số lượng câu chữ khổng lồ chứa đựng những tư tưởng phức tạp qua nhiều thế hệ?)
Trong khoảng thời gian nầy, tư tưởng tín ngưỡng trong xã hội Ấn Độ chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi Ấn Độ Giáo cũng như bởi nhiều tôn giáo phụ khác. Sau 10 đến 20 thế hệ thì những ảnh hưởng nầy chắc chắn phải có tác động ít nhiều lên tư tưởng của những tăng sư Phật Giáo. Khi tư tưởng của một người bị ảnh hưởng thì những gì nằm trong trí nhớ của họ cũng có khuynh hướng bị ảnh hưởng tương tự.
Hơn nữa như đã nói, ngay sau khi Thích Ca qua đời đã có nhiều sự bất đồng ý giữa các đệ tử về cách diễn giảng những lời dạy của ông. Đó có thể là lý do tại sao lịch sử Phật Giáo cho thấy không chỉ có một cái gọi là “Luận Tạng” (những lời diễn giảng của các đệ tử thân cận của Thích Ca về lời dạy của ông) duy nhất. Thí dụ như hiện tại có một Luận Tạng bằng tiếng Sanskrit mà nội dung hoàn toàn khác hẳn với một Luận Tạng khác bằng tiếng Pali. Đồng thời cũng có một số các ấn bản cổ (tuy không toàn bộ) của các Luận Tạng khác nữa bằng các ngôn ngữ khác với những nội dung khác hẳn nữa.
Hơn thế nữa, ngoài 3 tạng kinh “nguyên thủy” của Phật Giáo Tiểu Thừa kể trên, vài sử gia còn đưa ra nhiều bằng chứng có vẻ cho thấy rằng còn có thể có các Tam Tạng Kinh “nguyên thủy” khác nữa đã thất lạc trong lịch sử.
Bài 82: Kinh Sách Phật Giáo
Thiên Chúa Giáo nói chung chỉ có một quyển Kinh Thánh duy nhất (tuy không hẳn là như vậy, nhưng tôi sẽ nói chi tiết và dẫn chứng về việc nầy vào một dịp khác), trong khi đó Phật Giáo có hàng ngàn vạn kinh sách khác nhau.
Trong khi Kinh Thánh được xem là "lời dạy nguyên văn từng chữ từng câu trực tiếp từ Thiên Chúa được ghi chép lại bằng cách thông linh qua tín đồ", kinh Phật được xem nói chung là lời truyền dạy của Phật Thích Ca (và có khi của các Phật khác) đã được ghi chép và diễn giảng lại bởi tín đồ. Những gì trong kinh Phật không phải là nguyên văn lời dạy của Thích Ca (hay của các Phật khác).
Tất cả kinh sách trong Phật Giáo đã được sao đi chép lại, sửa đổi biến cải thêm bớt tùy theo sự nhận hiểu của mỗi soạn giả. Một số kinh mang nội dung và triết lý cơ bản khác hẳn, và có khi đối nghịch, với các kinh khác. Không có một tạng kinh nào được tất cả mọi tông phái trong Phật Giáo công nhận là lời truyền dạy chính thật của Thích Ca. Mỗi tông phái có những kinh sách mà họ xem là quan trọng hơn những kinh sách khác.
Không bao lâu sau khi Thích Ca qua đời thì Phật Giáo bắt đầu chia ra thành nhiều tông phái khác nhau. Lý do chính là vì những đệ tử của Thích Ca hiểu và diễn giải lời dạy của ông nhiều cách khác nhau. Không ai đồng ý hoàn toàn với ai do đó họ tách ra thành những con đường riêng biệt, có những con đường khác hẳn nhau về nhiều mặt.
(Một điều cần phải ca ngợi là trong lịch sử Phật Giáo, sự khác biệt về ý tưởng nầy không bao giờ gây ra những bất hòa đổ máu; trong khi đó thì lịch sử Thiên Chúa Giáo cho thấy tín đồ Công Giáo và Tin Lành đã không ngần ngại tàn sát nhau trong quá trình tranh giành xem ai hiểu Kinh Thánh đúng nhất).
Hiện tại thì Phật Giáo nói chung chỉ còn hai tông phái chính: Phật Giáo Đại Thừa (còn gọi là Bắc Tông) và Phật GiáoTiểu Thừa (còn gọi là Nam Tông hay Nguyên Thủy).
Phái Tiểu Thừa không công nhận kinh sách Đại Thừa là "nguyên thủy" trong khi phái Đại Thừa nói chung công nhận giá trị của phần đông kinh sách Tiểu Thừa. Tuy vậy có một vài bản kinh mà phái Đại Thừa cho rằng của họ mới "nguyên thủy" hơn của phái Tiểu Thừa. Và phức tạp hơn nữa là nhiều chi nhánh trong Đại Thừa cũng không đồng ý lẫn nhau về một số kinh sách Đại Thừa của họ quyển nào là chính thực và quan trọng hơn quyển nào.
Bài 81: Thêm Vài Lời về Kinh Sách Phật Giáo
Hỏi: Anh nghĩ gì về kinh sách Phật Giáo?
Đáp: Hệ thống kinh sách của Phật Giáo cực kỳ rườm rà lượm thượm. Một số kinh chữ Phạn hoàn toàn vô nghĩa đối với đại đa số người Việt nhưng rất thịnh hành vì Phật tử bị quyến rũ bỡi những âm thanh “huyền bí” của chúng. Nhiều người cảm thấy thanh thản khi tụng những bài kinh nầy. Nhiều người khác cho rằng tuy không cần hiểu nghĩa nhưng khi tụng lên những câu kinh nầy thì âm thanh của chúng có những huyền lực làm cho những gì họ cầu khẩn có thể xảy ra.
Hỏi: Nhưng kinh Phật đâu phải chỉ có chữ Phạn mà thôi.
Đáp: Các kinh chữ Hán và chữ Nôm thì cũng không mấy gì khá hơn. Những bản dịch nầy tam sao thất bổn qua bao nhiêu đời, xuất xứ từ nhiều tông phái khác nhau, được nhiều tu sĩ với nhiều trình độ đạo lý, nhiều quan điểm khác nhau soạn thảo. Có những cuốn kinh không gì hơn là những câu chuyện mê tín dị đoan truyền kể lại.
Hỏi: Anh cho rằng không nên bám víu vào kinh sách. Nếu vậy thì làm sao người ta tìm học về đạo pháp được?
Đáp: Tôi cho rằng không nên bám víu khư khư vào kinh sách. "Khư khư" có nghĩa là cho rằng bất cứ cái gì viết trong bất cứ kinh sách nào cũng có giá trị tuyệt đối; là cho rằng những gì không có trong kinh sách là không đáng kể đến.
Hỏi: Nhưng chẳng phải kinh sách Phật Giáo là những ghi chép lại từ lời truyền dạy của Đức Phật hay sao?
Đáp: Cần nhớ rằng theo lịch sử thì Phật Thích Ca chỉ truyền đạo bằng miệng khi còn sống. Mấy trăm năm sau khi ông chết thì người ta mới bắt đầu ghi chép lại những lời dạy của ông. Vì vậy không có gì bảo đảm bất cứ kinh sách nào, dù xưa cũ bao nhiêu, ghi chép chính xác lời Thích Ca dạy. Có thể nói là tất cả kinh sách, và do đó triết lý Phật Giáo mà chúng ta có hiện nay, đều xuất phát từ sự hiểu biết và diễn giải lời của Thích Ca bởi tập hợp các tu sĩ trong vòng mấy trăm năm sau khi ông chết. Sự kiện sao đi chép lại và phiên dịch từ ngôn ngữ nầy sang ngôn ngữ khác qua 2500 năm làm cho nội dung và ý nghĩa nhiều kinh sách biến đổi đi hẳn. Hơn nữa, đối với tôi thì sự kiện Thích Ca đã có thật sự dạy một điều gì đó hay chăng không quan trọng lắm.
Hỏi: Tại sao?
Đáp: Việc quan trọng, theo tôi, là hãy dựa vào kiến thức và trí phán xét của mình để xem điều đó có thích ứng và thích hợp với nhân sinh quan và vũ trụ quan của mình không. Nếu thích ứng và thích hợp thì sử dụng, nếu không thì loại bỏ qua một bên. Việc một lời dạy có thật sự là từ chính miệng Phật Thích Ca hay không chỉ là thứ yếu.
Hỏi: Nhưng nếu một bài kinh thật sự là lời dạy của Phật Thích Ca thì chắc chắn nó phải có giá trị hơn chứ?
Đáp: Điều đó đúng, nhưng chỉ một phần nhỏ. Không ai có thể xác định chính xác nếu một lời dạy nào đó trong quyển kinh nào đó có thật sự 100% từ Thích Ca hay không. Thế thì tại sao phải chú trọng quá đáng vào việc đó? Một lời dạy nếu có giá trị đối với một người thì bất cứ nó đến từ ai cũng vẫn sẽ có giá trị. Và tương tự ngược lại.
Hỏi: Không phải ai cũng đồng ý về điều nầy.
Đáp: Người ta có khuynh hướng tin sợ những tên tuổi, tước vị lớn lao cao trọng. Điều đó thấy rõ trong việc nhiều người đi sao chép các bài thuyết pháp của các vị sư nổi tiếng hay có tước vị nghe đáng nễ trọng về ngâm nga hay trưng bày như những báu vật mà không cần suy ngẫm xem giá trị thật sự của nó là gì.
Hỏi: Theo anh thì kinh sách có thể được sử dụng như thế nào?
Đáp: Đọc kinh sách như đọc bất cứ tài liệu nào khác: dùng trí phân tích cùng kiến thức thực tế mà phán đoán một cách nghiêm khắc xem cái gì có giá trị, cái nào không. Nên nhớ rằng kinh sách chỉ là những sự hiểu biết và diễn giảng của con người mà thôi. Kinh sách không có giá trị thiêng liêng hay huyền bí gì cả. Đọc với tư cách một giám khảo chớ đừng đọc với tư tưởng của một học trò từ chương.
Hỏi: Nhưng có những cuốn kinh có giá trị nhiều hơn các cuốn kinh khác chớ?
Đáp: Đừng cho rằng kinh sách càng xưa cũ là càng có giá trị nguyên thủy và do đó càng đáng được quý trọng. Kinh sách xưa cũ có thể có giá trị lịch sử của chúng nhưng nội dung và tư tưởng chưa chắc đã mang giá trị thực dụng nữa. Lý thuyết Phật Giáo cổ động giá trị thực dụng. Nếu không thích ứng với đời sống là không có giá trị. Kinh sách được ghi chép và soạn thảo bởi các tu sĩ. Nội dung và tư tưởng của kinh sách thường phản ảnh nhân sinh quan và vũ trụ quan của những tác giả của chúng. Nhân sinh quan lẫn vũ trụ quan của những tu sĩ (dù có lỗi lạc thông thái đến mấy) cũng bị giới hạn bởi kiến thức nhân loại đương thời. Và kiến thức cũng như môi trường sống của nhân loại đã thay đổi rất nhiều trong vài thế kỷ gần đây.
Hỏi: Ngoài kinh sách ra thì còn cách nào khác để tìm hiểu về đạo?
Đáp: Đừng giới hạn việc tìm học đạo trong kinh sách mà thôi. Có nhiều tài liệu, luận án, khảo cứu về Phật Giáo trong những thập niên gần đây cung cấp những cách nhìn khác nhau về lý thuyết và triết lý Phật Giáo. Những quan điểm nầy dĩ nhiên không thích hợp với sự hiểu biết và phương cách thực hành của tất cả Phật tử nhưng nếu không tìm hiểu về chúng mà chỉ khư khư ôm ấp các tư tưởng xưa cũ hoài thì sẽ làm cho tầm nhìn của mình mãi hạn hẹp.
Bài 80: Vài Lời về Kinh Sách Phật Giáo
Xin nói rõ là ở đây tôi không giảng dạy về Phật Pháp. Tôi chỉ phân tích và bình luận dựa trên những dữ kiện có sẵn trong lịch sử Phật Giáo mà thôi.
Câu đầu tiên trong kinh A Di Đà là “Sự thật tôi đã nghe như vầy…” Câu đó cho thấy là ngay kinh A Di Đà cũng nói rằng "đây chỉ là lời của ai đó kể lại mà thôi” chớ không phải “từ chính Thích Ca đã nói ra những lời nầy”. Vì vậy tôi không đồng ý với những người cho là "Phật Thích Ca giảng dạy kinh A Di Đà".
Như đã nói, Thích Ca chết vào thế kỷ thứ 5 trước Công Nguyên nhưng đến thế kỷ thứ 1 trước Công Nguyên thì bản kinh tiếng Pali (một dạng tiếng Phạn cổ - Sanskrit) đầu tiên mới thành hình (nhiều sử gia còn cho rằng bản kinh Phật đầu tiên thật ra thành hình mấy trăm năm sau đó nữa). Tuy không ai có thể chứng minh được Thích Ca đã thật sự dạy những gì nhưng dựa vào những dữ kiện trên thì những điều sau đây có thể được suy luận ra:
1/ Những tư tưởng về sự sống và chết của Thích Ca rất mới lạ đối với quan điểm thời bấy giờ do đó có nhiều người không hiểu rõ ông muốn nói gì.
2/ Đa số người ta vẫn còn chịu ảnh hưởng nặng nề của Ấn Độ Giáo kể cả những quan niệm "đầu thai" và "luân hồi" của đạo nầy.
3/ Do đó qua ít nhất 400 năm truyền khẩu thì các tăng sư đã vô tình làm ô nhiễm lời Thích Ca dạy với nhiều niềm tin và quan niệm của Ấn Độ Giáo lẫn các tôn giáo khác thời bấy giờ.
(Có người sẽ nói rằng "đây chỉ là một suy luận của anh, làm sao biết chắc là đúng?". Đúng vậy. Nhưng nếu dựa lên những sự kiện sẵn có ở trên thì một người với khả năng suy nghĩ bình thường sẽ cho rằng sự suy luận nầy khả dĩ và hợp lý hơn nhiều so với lời tuyên bố rằng những kinh sách Phật chính là lời thật sự của Thích Ca.)
Cũng cần nói thêm là theo tôi thì sự kiện kinh sách hiện hành có thật sự là lời của Thích Ca hay không cũng không quan trọng lắm. Sự chính xác và trung thực của lời Thích Ca dạy chỉ có giá trị lịch sử và tôn giáo chớ không nhất thiết là có giá trị triết lý đối với tôi. Nói cách khác, ngay cả nếu Thích Ca còn sống và phát biểu một điều gì đó thì tôi vẫn sẽ suy xét và chiêm nghiệm kỹ càng. Nếu một triết lý (dù là của chính Thích Ca) mà không thích hợp với nhân sinh quan của tôi thì tôi cũng không đồng ý và không xử dụng. Và điều nầy theo tôi thì không những đúng theo "tinh thần Lý Tiểu Long" mà còn theo chủ trương của Thích Ca "áp dụng triết lý vào đời sống thực hành thay vì gắn bó với kinh sách một cách từ chương và mê muội".
Nói tóm lại, tôi chủ trương rằng người đọc kinh Phật cần phải luôn để tâm nhớ rằng tất cả kinh sách hiện hành chỉ là những bản sao đi chép lại của những lời truyền khẩu 400 năm sau khi Thích Ca qua đời. Do đó không ai có thể quả quyết là "Phật dạy rằng..." về bất cứ điều gì cả.
Nói qua thêm về Tứ Diệu Đế. Sở dĩ tôi cho rằng chỉ có Tứ Diệu Đế có thể là cốt tủy của Phật Pháp vì tôi dựa vào suy luận sau đây: 1/ Có nhiều tông phái Phật Giáo khác nhau từ hơn 2000 năm nay, 2/ Mỗi tông phái có những kinh sách riêng khác nhau và có khi có những quan điểm tương phản hẳn với nhau, 3/ Có tông phái không nhìn nhận kinh sách của các tông phái khác, 4/ Tuy vậy tất cả kinh sách của tất cả tông phái đều dạy về Tứ Diệu Đế giống nhau như một tiền đề cơ bản đầu tiên của Phật Pháp.
Sẽ nói thêm về kinh sách Phật Giáo vào những bài khác.
Bài 79: Gấm Thượng Hải
Một người quen vừa mới qua đời.
Ông bị bệnh ung thư. Mấy hôm trước khi chết, ông dặn dò con cháu làm tang lễ cho ông càng đơn giản càng tốt, khỏi cúng kiến tụng niệm gì cả.
Vì thế nhà quàn sửa soạn một đám tang không mang màu sắc tôn giáo nào hết, như lời ông dặn. Thi hài ông được tắm rửa sạch sẻ, mặc một bộ quần áo ông thường dùng hàng ngày lúc còn sống, và tẩn liệm vào một quan tài giản dị nhưng trang trọng.
Trước khi đóng nắp quan tài, có một người quen thân với gia đình đến thăm. Bà nói nhỏ với mấy người con của ông rằng xưa nay ông không hay đi chùa chiềng cúng lạy Phật thì bà e rằng linh hồn ông không biết đường siêu thoát và sẽ sa vào cõi u tối. Bà nói bà sẽ giúp đỡ về việc nầy nếu muốn. Một người con thường ngày hay đi chùa lạy Phật bằng lòng ngay. Không bao lâu mấy người con kia cũng xiêu lòng.
Bà gọi một cú điện thoại. Khoảng một tiếng đồng hồ sau, một thầy tăng đến. Nói chuyện với tang gia, Thầy cho biết ông chết nhằm giờ trùng, cần phải cẩn thận nếu không chẳng những ông không bao giờ siêu thoát mà còn kéo theo thân nhân với ông. Thầy hứa sẽ giúp đỡ bằng cách tụng đủ các bộ kinh và trì các bài chú cần thiết cho trường hợp nầy. Thầy kể ra một danh sách khá dài các bộ kinh và bài chú trên.
Thầy nhìn vào quan tài, vẫn chưa đóng nắp, nói thêm là thi hài ông hiện không có trang phục thích hợp. Điều tối cần thiết khi người chết giờ trùng là quần áo liệm phải đúng phép, nếu không hậu quả sẽ khó lường. Mấy người con nhìn nhau lo lắng và bối rối.
Thầy cho biết thầy có mang đồ tẩn liệm cần thiết cho ông. Thầy nghiêng mắt khẻ về hướng chiếc va-li nhỏ thầy mang theo.
Mấy người con lại nhìn nhau lo lắng và bối rối. Sau đó họ đồng ý để thầy giúp đỡ. Họ đã lo sợ cha họ sẽ không được siêu thoát. Bây giờ họ còn lo sợ hơn nữa về việc gia đình sẽ gặp đại nạn. Họ nghe đồn nhiều về việc “chết giờ trùng”. Dù gì thầy tu hành lâu năm chắc cũng hiểu biết về vấn đề nầy hơn họ.
Dưới sự chỉ huy của thầy, nhà quàn lấy xác ông ra khỏi quan tài, lột quần áo đang mặc cho ông ra để thay vào bằng bộ đồ vải nâu mà thầy đem lại. Thầy đưa thêm một tấm gấm đỏ có vẽ nhiều dòng chữ ngoằn ngoèo màu đen dọc theo bốn mép để đắp lên người ông. Thầy dặn phải đắp lên kín hết chung quanh không được để phần nào của thi thể lòi ra hết. Khi nắp quan tài đóng lại, thầy cầm một cây nhang “khoán” vòng trên mỗi cây đinh rất cẫn thận. Thầy nói Thầy đã ếm kỹ rồi, ông không thể nào về kéo ai trong gia đình đi theo ông cả.
Sau đám ma, mấy người con “tạ lễ” Thầy với một phong bì dầy để đền công thầy đã bỏ nhiều thời gian ra giúp đỡ họ. Cầm phong bì trong tay, Thầy nhẹ nhàng nhắc về quần áo và vật liệu tẩn liệm Thầy đã mang đến. Thầy nói “gấm Thượng Hải cao cấp, đồ nhập hẳn hòi, tự tay thầy gia ấn nên rất linh thiêng”.
Mấy người con đưa cho Thầy một phong bì nữa, dầy như phong bì thứ nhất.
Bài 78: Cần Phải Làm Gì?
Tôi không ngại lên tiếng vì tôi cho rằng một vài người trong gia đình đó có thể có khả năng nhìn thấy sự hiện hữu của đống rác và thấu hiểu được quan niệm vệ sinh cần thiết. Đống rác có lẽ vẫn sẽ luôn luôn còn đó nhưng may ra ít bớt được một vài người xả rác hơn.
1/ Thay đổi thói quen học tập của mình. Không bao giờ chấp nhận những gì mình nghe hay đọc một cách vô điều kiện. Luôn luôn chất vấn (và quan trọng nhất là tự chất vấn) tất cả sách vở, tài liệu, bài thuyết giảng của tất cả mọi người. Nếu có thể (và thường là có thể) thì truy luận ngược dòng và dùng các nguyên lý cơ bản nhất (“First Principle”) để tra cứu cho đến tận nguồn gốc của tất cả lời tuyên bố, bản tường thuật, v.v. trước khi chấp nhận chúng. Và thỉnh thoảng tìm cơ hội để tự thách thức giá trị của những niềm tin hiện có của mình.
2/ Đừng giới hạn sự tìm học của mình trong bất cứ phạm vi nào cả. Không có trường phái hay hệ thống nào hoàn hảo cả (vì nếu có thì đã không có các trường phái và hệ thống nào khác hiện hữu cả). Và nếu không bước ra khỏi biên giới của những gì mình hiểu biết thì sẽ không bao giờ hiểu biết hơn những gì mình đã hiểu biết.
3/ Đừng tôn sùng tăng sư một cách vô ý thức và vô lý. Hãy nhận thấy rằng kiến thức của họ cũng có thể hạn hẹp và quan điểm của họ cũng có thể sai lầm giống như mọi người khác. Cái áo vàng và cái đầu trọc không phải là dấu hiệu hay bằng chứng của sự hiểu biết hay thông thái. (Cũng như hãy nhận thấy rằng việc học hỏi đạo pháp đàng hoàng rồi giảng dạy lại cho Phật tử là nghề nghiệp và bổn phận của tăng sư. Cái áo vàng và cái đầu trọc không phải là giấy phép để ăn trên ngồi trước miễn phí.)
Điều khó khăn ở đây cho phần lớn Phật tử là:
- Cần có bước thứ 1/ và thứ 2/ ở trên để gầy dựng một kiến thức nền tảng tối thiểu trước khi có thể áp dụng bước thứ 3/ một cách thoải mái và tự tin.
- Khi đã thể áp dụng được bước thứ 3/ rồi thì bước thứ 1/ và thứ 2/ sẽ dễ dàng hơn.
Có người hỏi nếu áp dụng thực tế vào Phật Giáo hiện tại thì phải làm gì?
Theo tôi thì tôi không chú trọng vào "phải làm gì?" với cái tôn giáo gọi là Phật Giáo hiện hành. Tôi nghĩ nếu có một cuộc "cách mạng" khổng lồ toàn diện từ trên xuống dưới qua nhiều thế hệ mới họa may có thể thay đổi chiều hướng của cái Phật Giáo hiện hành. Và điều đó chỉ là ảo tưởng.
Nếu “phải làm gì?” thì tôi chỉ chú trọng đến phạm vi cá nhân mà thôi. Thí dụ như:
1/ Thay đổi thói quen học tập của mình. Không bao giờ chấp nhận những gì mình nghe hay đọc một cách vô điều kiện. Luôn luôn chất vấn (và quan trọng nhất là tự chất vấn) tất cả sách vở, tài liệu, bài thuyết giảng của tất cả mọi người. Nếu có thể (và thường là có thể) thì truy luận ngược dòng và dùng các nguyên lý cơ bản nhất (“First Principle”) để tra cứu cho đến tận nguồn gốc của tất cả lời tuyên bố, bản tường thuật, v.v. trước khi chấp nhận chúng. Và thỉnh thoảng tìm cơ hội để tự thách thức giá trị của những niềm tin hiện có của mình.
2/ Đừng giới hạn sự tìm học của mình trong bất cứ phạm vi nào cả. Không có trường phái hay hệ thống nào hoàn hảo cả (vì nếu có thì đã không có các trường phái và hệ thống nào khác hiện hữu cả). Và nếu không bước ra khỏi biên giới của những gì mình hiểu biết thì sẽ không bao giờ hiểu biết hơn những gì mình đã hiểu biết.
3/ Đừng tôn sùng tăng sư một cách vô ý thức và vô lý. Hãy nhận thấy rằng kiến thức của họ cũng có thể hạn hẹp và quan điểm của họ cũng có thể sai lầm giống như mọi người khác. Cái áo vàng và cái đầu trọc không phải là dấu hiệu hay bằng chứng của sự hiểu biết hay thông thái. (Cũng như hãy nhận thấy rằng việc học hỏi đạo pháp đàng hoàng rồi giảng dạy lại cho Phật tử là nghề nghiệp và bổn phận của tăng sư. Cái áo vàng và cái đầu trọc không phải là giấy phép để ăn trên ngồi trước miễn phí.)
Điều khó khăn ở đây cho phần lớn Phật tử là:
- Cần có bước thứ 1/ và thứ 2/ ở trên để gầy dựng một kiến thức nền tảng tối thiểu trước khi có thể áp dụng bước thứ 3/ một cách thoải mái và tự tin.
- Khi đã thể áp dụng được bước thứ 3/ rồi thì bước thứ 1/ và thứ 2/ sẽ dễ dàng hơn.
Bài 77: Đống Rác
Có một gia đình nọ trong xóm ăn ở dơ dáy, bừa bãi. Họ bỏ rác của họ đầy trước sân trong phạm vi vòng rào nhà họ. Ngày nầy tháng nọ, đống rác chồng chất lên hôi thối. Có người trong xóm chủ trương "đèn nhà ai nấy sáng", có người nễ nang chủ nhà, có người bản tính không lưu tâm đến vấn đề vệ sinh. Những người nầy do đó không muốn, không dám, không thấy cần can dự vào việc nầy.
Tôi chỉ là người đi đường qua ngang, tôi không ngại lên tiếng về sự hiện hữu của đống rác và về quan niệm vệ sinh cần thiết. Đó là vì nó là một điều chướng mắt, và cũng làm ảnh hưởng đôi phần đến bầu không khí của cả xóm.
Tôi không nghĩ tôi, hay ai khác, có thể thay đổi truyền thống lẫn phong cách xả rác của gia đình đó. Chủ nhà không muốn có chuyện thay đổi. Phần đông những người trong gia đình đã quen mắt quen mũi nên không nhận biết có đống rác, và họ cũng không có khái niệm gì về vệ sinh cần thiết.
Tuy vậy tôi không chủ trương trục xuất gia đình đó ra khỏi xóm hay cấm không cho họ sản xuất và chứa rác trong sân nhà họ (ngay cả nếu được).
Tôi cũng không cho rằng tôi có trách nhiệm quét dọn đống rác đó.
Tôi không ngại lên tiếng vì tôi cho rằng một vài người trong gia đình đó có thể có khả năng nhìn thấy sự hiện hữu của đống rác và thấu hiểu được quan niệm vệ sinh cần thiết. Đống rác có lẽ vẫn sẽ luôn luôn còn đó nhưng may ra ít bớt được một vài người xả rác hơn.
Tôi không ngại lên tiếng vì tôi cho rằng nếu chỉ một vài người trong xóm nhìn thấy sự hiện hữu của đống rác và thấu hiểu được quan niệm vệ sinh cần thiết thì may ra họ sẽ không làm những chuyện tương tự trong sân nhà họ.
Tuy nhiên, như đã nói, tôi chỉ là một người ngoại cuộc. Nếu người ta tiếp tục xả rác hay tạo thêm ra những đống rác mới nữa trong xóm thì cũng không ảnh hưởng trực tiếp đến tôi. Cùng lắm nó chỉ chướng mắt mỗi khi tôi đi ngang qua thôi. Tôi không sống trong xóm đó.
Bài 76: Thoái Hóa
Tôi không biết có Phật nào "thoái hóa" hay không nhưng tôi đã thấy có rất nhiều tăng như vậy, kể cả những người có tên tuổi như Nhất Hạnh, Thanh Từ, v.v.
Những người nầy bằt đầu với một ý niệm tu học và phát triển đạo pháp rất lý tưởng. Sau khi họ "thành công" thì họ thay đổi.
Thật ra thì rất khó cưỡng lại những cám dỗ đi kèm với sự thành công trong trường hợp nầy. Cứ tưởng tượng được mọi người ra vào khúm núm chấp tay vái lạy, một điều "Bẩm Thầy" hai điều "Thưa Thầy", nói gì cũng có người cung kính nghe, bảo gì cũng có người vâng dạ, đi đâu cũng được hầu hạ cung phụng, chăm lo săn sóc. Và những chuyện nầy xảy ra mỗi ngày năm nầy tháng kia như vậy thì trách chi cái Ngã của những ông thầy đó không dần dần to lớn ra đủ để nuốt mất đi những lý tưởng ban đầu của họ.
Tôi thấy tận mắt điều nầy nhiều lần, nhiều nơi, nhiều thầy: Phật tử đến cúng dường thì thầy ngồi trên ghế trong khi Phật tử quỳ mọp trước mặt lạy 3 lạy trước khi dâng tiền cúng dường bằng 2 tay đưa cao ngang mày. Và tiền nầy là phụ trội cho riêng thầy ("để Thầy tiêu dùng") ngoài tiền đã cúng dường vào thùng phước sương cho chùa.
Tôi chỉ trích thầy chùa ngang hàng với chỉ trích Phật tử. Thầy chùa đáng lẽ ra công việc và trách nhiệm của họ là giảng dạy con đường và nếp sống của Thích Ca để làm gương tốt cho Phật tử noi theo thì lại để cho cái Ngã, và cái Tham trong nhiều trường hợp, của mình đứng án mất lối. Còn Phật tử vì ngu dốt và lười biếng nên chỉ biết nhắm mắt nghe theo những thầy chùa loại nầy (miễn là họ có tước vị Hòa Thượng hay Đại Đức là đủ) và vô tình "làm hư" tăng sư cũng như dung dưỡng vô số điều tàn tệ (kể cả mê tín dị đoan) trong một hệ thống triết lý đáng lẽ là "tiến bộ" và hữu ích.
Đó là lý do tại sao tôi thường phê bình cái gọi là Phật Giáo hiện hành bằng lời lẽ nghiêm khắc. Theo nhận xét của tôi, cái Phật Giáo hiện hành chỉ là một cái chợ mà phần đông các chùa chiềng đều là những cửa hàng treo đầu heo bán thịt chó. Họ dựa lên danh nghĩa và triết lý của Thích Ca để truyền bá một thứ tôn giáo bịp bợm và độc hại. Và càng đông người ham thích các loại hàng nầy thì các cửa hàng và cái chợ nầy càng ngày càng phát triển lớn mạnh.
Bài 75: Giải Thoát hay Giác Ngộ
"Giải thoát" hay "giác ngộ" không phải là một trạng thái vỉnh cửu một khi đã đạt đến là sẽ không bao giờ tan biến. "Giải thoát" hay "giác ngộ" chỉ là một trạng thái của tâm thức. Và tâm thức của mỗi người thay đổi với thời gian, với hoàn cảnh, trình độ trí tuệ, v.v. của người đó.
Những từ như "Tây Phương Cực Lạc" hay "Niết Bàn" làm cho người ta nghĩ đây là một "cõi" nào đó mà sau khi họ tu hành chăm chỉ thì sẽ vào được và rồi sẽ ở đó mãi mãi tận hưởng.
Có người so sánh "giác ngộ" giống như chèo thuyền ngược nước: Nếu ngưng chèo thì sẽ bị trôi thụt lùi lại, nếu tiếp tục chèo thì hoặc sẽ tiếp tục tiến tới xa hơn hoặc ít nhất giữ được vị trí hiện tại.
Vì vậy, dù đã diệt được khổ rồi thì trạng thái đó cũng không vĩnh viễn. Thả trôi theo giòng nước rất dễ dàng so với chèo ngược giòng.
Bài 74: Một Phật Giáo phi tín ngưỡng, phi tôn giáo (tiếp theo)
Một khái niệm thịnh hành nhất trong Phật Giáo mà Thích Ca đã tránh đề cập đến khi còn sinh tiền là “Tây Phương Cực Lạc” (hay “Niết Bàn”).
Đại đa số Phật tử tin rằng nếu họ siêng năng tụng kinh, làm việc phước thì sau khi chết họ sẽ được vào Tây Phương Cực Lạc. Cái cứu cánh và chân lý “đoạn diệt Khổ” của Thích Ca đã bị hoán chuyển ra thành cứu cánh và chân lý “chinh phục sự Chết”. Bản năng sinh tồn tự nhiên của con người từ khai thiên lập địa luôn luôn thu hút người ta tìm đủ mọi cách để tự thuyết phục rằng họ không hoàn toàn bị hũy diệt sau khi chết. Điều nầy có thể thấy trong hầu như tất cả tôn giáo. Phật tử do đó đã thay đổi chủ đích “làm sao để đoạn diệt Khổ ở đời nầy” ra thành “làm sao được vào Tây Phương Cực Lạc sau khi chết” một cách dễ dàng và thoải mái.
(Khái niệm “thiện” liên quan mật thiết với khái niệm “Tây Phương Cực Lạc” trong Phật Giáo, cũng như trong nhiều tôn giáo khác. Làm thiện sẽ được vào Tây Phương Cực Lạc, làm ác sẽ bị trở lại đầu thai trong vòng đau khổ của thế gian; hay tệ hơn nữa sẽ bị đày đọa ở những cõi địa ngục u tối. Khái niệm “thiện” được mọi người đều công nhận là “tốt”, là “nên làm”, là “nên xảy ra”. Khái niệm “Tây Phương Cực Lạc” do đó được vô tình củng cố thêm. Tâm thức của con người có khuynh hướng đồng hóa những sự việc liên quan hay tương tự với nhau. Vì công nhận “thiện” là “tốt”, người ta chấp nhận những lời dạy trong kinh sách về Tây Phương Cực Lạc một cách sẵn sàng hơn.)
Hai khái niệm thịnh hành khác trong Phật Giáo nhưng không nằm trong cứu cánh của Thích Ca là “Luân Hồi” và “đầu thai”. Nếu chấp nhận là Thích Ca lúc sinh tiền tránh không trả lời các câu hỏi về vấn đề siêu nhiên thì cũng cần chấp nhận rằng ông cũng đã không giảng dạy về quan niệm “Luân Hồi” và “đầu thai”. Trong Tứ Diệu Đế không có chi tiết nào, dù trực tiếp hay gián tiếp, đề cập về các quan niệm nầy.
Khi đã chú trọng vào “làm sao để đến Tây Phương Cực Lạc sau khi chết” hay “kiếp sau sẽ là gì”, người ta dễ bị phân tâm và không còn chú trọng đến “làm sao để đoạn diệt Khổ ở đời nầy” nữa. Đây là lý do chính tại sao Thích Ca không trả lời những câu hỏi về siêu nhiên của đệ tử khi ông còn sống. Lý do thứ hai có thể là vì trả lời xác nhận cũng như trả lời phủ nhận đều không hoàn toàn cả: xác nhận thế giới siêu nhiên là chỉ dựa vào sự mong mỏi và sự sợ hãi của tâm thức khi phản ứng theo bản năng sinh tồn; phủ nhận thế giới siêu nhiên là chỉ dựa trên nhận thức hạn hẹp và thiếu sót của ngũ quan.Và cũng rất có thể là vì ông không biết câu trả lời vì ngôn ngữ nhân loại không đủ để diễn tả những gì tâm thức và ngũ quan họ cho đến bây giờ chưa thể cảm nhận được. Nhưng điều nầy cho thấy rằng ông ít nhất đã thành thật với chính mình, và với học trò của ông.
Có người còn cho rằng ngay cả quan niệm thịnh hành “nghiệp phước” và “nhân quả” cũng không nằm trong những gì Thích Ca lúc sinh tiền đã dạy. Tuy trong Bát Chánh Đạo có dạy hành giả phải chú trọng vào “chánh nghiệp” nhưng vẫn có thể tranh luận rằng quan niệm “nghiệp” của Thích Ca chỉ có ý nghĩa thực tế chớ không phải huyền bí như Phật tử ngày nay nghĩ. “Thực tế” thí dụ như “ăn ở hiền lành với mọi người thì thường dễ tạo ra một môi trường sống hiền lành trong đó nhiều người cũng sẽ ăn ở hiền lành với những người khác chung quanh, kể cả với mình”. Tuy vậy, quan niệm “nghiệp” thực tế nầy rất có thể cũng đã bị biến đổi với thời gian trở thành siêu nhiên. Và quan niệm “nhân quả” cũng có thể được tranh luận tương tự.
Quan niệm “nghiệp phước” và “nhân quả” trong Phật Giáo hiện hành còn được biến cải để bao gồm thêm những nguyên nhân và hệ quả không liên quan đến nhau. Thí dụ ở trên (“ăn ở hiền lành với người khác sẽ được người khác ăn ở hiền lành với mình”) là một niềm tin mà nguyên nhân và hệ quả có liên quan với nhau. Quan niệm “tụng kinh để được phước” là một niềm tin mà nguyên nhân không có gì liên quan với hệ quả. Tin rằng hành động “tụng kinh” dẫn đến kết quả “được chuyện tốt lành xảy ra cho họ trong tương lai” cũng tương đồng với tin rằng đọc một câu chú hay đốt một lá bùa gì đó sẽ làm thay đổi những gì xảy ra trong cuộc đời của mình hay của một người khác. (Và cũng tương đồng với việc tin rằng những câu viết bâng quơ trong quẻ số ngày đầu năm có thể tiên đoán những gì sẽ xảy ra trong suốt 12 tháng sau đó, cũng như vô số các mê tín dị đoan khác xảy ra thường trực trong các chùa chiềng hiện nay). Tương tự, Tứ Diệu Đế không hề nói gì, trực tiếp hay gián tiếp, về các vấn đề nầy.
Tại sao có người coi quan niệm trình bày ở đây là một “Phật Giáo không tín ngưỡng, không tôn giáo”?
Chữ “tín ngưỡng” ở đây cần hiểu là liên quan đến những gì được coi là thuộc về thế giới siêu hình, thiêng liêng, huyền bí. Không nhìn nhận “Tây Phương Cực Lạc”, “đầu thai”, “Luân Hồi”, “nghiệp phước”, “nhân quả”, v.v. là không có tín ngưỡng.
Khi đã không còn nhìn nhận “Tây Phương Cực Lạc”, “đầu thai” và “Luân Hồi” thì không còn gì để mong đợi trong “kiếp sau” nữa. Sự mong mỏi được đạt Niết Bàn hay đến Tây Phương Cực Lạc là một cái Tham vĩ đại án ngữ trước mắt của hành giả. Cũng giống như một người đứng áp mặt sát vào một bức tường; bức tường sẽ trở thành quá lớn, chu vi của nó nằm hẳn bên ngoài phạm vi của nhãn quang nên người đó sẽ không còn nhận thấy là có bức tường trước mặt họ nữa. Khi bước lùi lại xa khỏi bức tường đó thì nó không còn lớn đủ để che hết tầm nhìn của hành giả nữa. Khi không còn nhìn nhận “Tây Phương Cực Lạc”, “đầu thai” và “Luân Hồi” thì tâm thức của hành giả sẽ chỉ chú trọng vào một mục tiêu duy nhất có thể đạt được trong đời sống hiện tại: Diệt Khổ.
Không còn lo nghĩ về “nhân quả”, “phước nghiệp” thì khi làm điều thiện sẽ không còn vì “để có phước” (và để “việc tốt lành sẽ xảy ra cho mình”, để “kiếp sau được đầu thai thành người sang tốt”, để “khi chết được vào Tây Phương Cực Lạc”, v.v.) nữa. Tất cả những điều trên cũng là một cái Tham lớn. Như tôi đã có lần nói: Đạo đức thật sự là đạo đức xuất phát từ trách nhiệm tự nguyện của tri thức cá nhân. Nếu bị ép buộc dù trực tiếp (thí dụ: “làm điều ác sẽ tạo ra nghiệp chướng đời sau”) hay gián tiếp (thí dụ: “làm việc thiện sẽ gặp việc thiện trả lại”) thì cái gọi là “đạo đức” đó chỉ là những trao đổi với mục tiêu vụ lợi và do đó vô ý nghĩa. Ngoài “vô ý nghĩa”, quan điểm trên còn tạo ra một ngả rẽ tách rời hành giả ra khỏi con đường Tứ Diệu Đế.
Nếu không còn các yếu tố thiêng liêng, huyền bí trên thì người ta không còn phải lo sợ vô cớ không cần thiết nữa. Niết Bàn hay Địa Ngục sẽ chỉ là những chuyện kể cho vui tai. Chỉ có đời sống hiện tại là có ý nghĩa, bắt đầu từ lúc nó bắt đầu và chấm dứt bằng sự Chết. Tự nhiên và hiển nhiên. Nếu đã chấp nhận được sự Chết là một điều hiển nhiên thì hành giả sẽ không còn phải mong lo tìm kiếm cách để che đậy cái sự thật đó bằng những ảo ảnh vô tưởng nữa. Tuy không ai có thể chinh phục được sự Chết, nhưng nếu nhìn nhận sự Chết là một phần tự nhiên của đời sống thì rất có thể hành giả sẽ chinh phục được sự sợ hãi về cái Chết.
(Nếu đã chấp nhận, và hằng nhớ mỗi giây phút trong đời, rằng sự Chết sẽ xảy đến cho bất cứ ai bất cứ lúc nào thì tự nhiên mỗi hơi thở sẽ rất ngọt ngào, mỗi cử động bình thường của cơ thể sẽ là mỗi nỗi sung sướng, mỗi buổi sáng thức dậy sẽ đẹp tuyệt vời, mỗi ngày trôi qua trong đời là một kỳ quan đáng tận hưởng, và mỗi muộn phiền lo lắng trong cuộc sống hàng ngày tự dưng sẽ trở thành không còn đáng để muộn phiền lo lắng nữa. Và đó, theo tôi là một phần lớn của Cực Lạc.)
Chữ “tôn giáo” ở đây cần được hiểu là “tôn giáo bị chi phối và điều hành bởi các tổ chức của tăng lữ”.
“Không tôn giáo” có nghĩa là không bị chi phối bởi tổ chức tăng lữ và do đó không bị ảnh hưởng bởi niềm tin sẵn có của họ. Mỗi tông phái có một lối tu riêng; mỗi tông phái đều cho lối tu của họ là hay nhất, mau lẹ nhất, “thật” nhất. Nhiều chùa, nhiều sư tăng pha trộn lý thuyết và thực hành của nhiều tông phái với nhau, kể cả những mê tín dị đoan thu gặt từ thế hệ nầy sang thế hệ khác. Mỗi “thầy” dạy và muốn đệ tử đi theo con đường của họ, và Phật tử rối mù làm theo như những con nộm vô thức. Nếu không còn bị chi phối bởi kinh sách và lời giảng giải của tổ chức tăng lữ hay Thầy nầy Tổ nọ, thì hành giả sẽ có dịp tự suy ngẫm để may ra có thể nhận thấy tại sao những con đường sẵn có mà họ đang đi theo không dẫn họ đến đâu cả.
Nói tóm lại, quan niệm “Phật Giáo không tín ngưỡng, không tôn giáo” chú tâm vào cái cốt tủy của Phật pháp là Tứ Diệu Đế và gạt bỏ những chi tiết rườm rà không cần thiết khác. Đối với hành giả mang quan niệm nầy, triết lý Phật Giáo tự nhiên giản dị và dễ hiểu hơn nhiều.
Giản dị và dễ hiểu không có nghĩa là dễ thực hành.
Và chắc chắn là không có nghĩa rằng ai cũng nhận thấy.
Bài 73: Một Phật Giáo phi tín ngưỡng, phi tôn giáo
Bài dưới đây để tóm lược tổng quát về quan niệm “một Phật Giáo phi tín ngưỡng, phi tôn giáo”.
Xin nhắc lại, tôi không coi tôi là một tín đồ Phật Giáo. Những gì tôi sắp trình bày dưới đây chỉ là quan điểm của riêng tôi.
Có một số nhóm phái tuy cũng mang cùng quan niệm nầy nhưng sự áp dụng và thực hành của họ chú trọng về mặt tâm linh nhiều hơn.
Thích Ca là một hoàng tử, ngày nọ nhìn thấy thế gian đầy đau khổ nên tâm trí rất ưu tư và bất an. Sau đó ông bỏ nhà ra đi tìm cách giải quyết mối ưu tư và bất an nầy.
Cứu cánh của Thích Ca rất giản dị và rõ ràng: Diệt Khổ.
Sau nhiều năm tu nghiệm, ông tìm ra một chân lý mà theo ông có thể giúp con người để diệt khổ.
Theo Thích Ca muốn diệt Khổ thì phải 1/ nhận ra những loại Khổ trên đời, rồi 2/ nhận ra nguyên nhân của các loại Khổ nầy, rồi 3/ nhận biết rằng con người sự Khổ có thể đoạn diệt được, và 4/ nhận biết cách thức để đoạn diệt sự Khổ.
Diệt Khổ là chân lý mà Thích Ca tìm ra và truyền dạy. Chân lý nầy được gọi là Tứ Diệu Đế như vừa kể trên.
Chấm hết.
Thích Ca không chủ trương và không dạy gì về “Tây Phương Cực Lạc” hay “đầu thai” hay “Luân Hồi” cả.
Quan niệm “giác ngộ” và “giải thoát” của Thích Ca chỉ để nói về “nhận ra được bản chất của sự Khổ trên đời nầy” và “đoạn diệt được sự Khổ”.
Lúc sinh thời khi đệ tử thắc mắc về “kiếp sau” hay những vấn đề siêu nhiên khác, Thích Ca không trả lời. Theo ông, những điều nầy không cần thiết mà còn làm Phật tử phân tâm trong việc suy nghiệm ra con đường “giác ngộ” và “giải thoát” vừa kể trên.
Thích Ca sống trong một xã hội của Ấn Độ hơn 2000 năm về trước lúc mà đại đa số đang chịu ảnh hưởng mạnh bởi Ấn Độ Giáo cũng như vô số các tôn giáo đầy mê tín dị đoan khác. Dân trí rất thấp. Tất cả những lời dạy của ông đều là truyền miệng.
Mấy trăm năm sau khi ông chết, nghĩa là gần 10 thế hệ truyền miệng với nhau, các đệ tử mới bắt đầu ghi chép lại các lời dạy của ông. Mấy trăm năm là một thời gian quá dài trong hoàn cảnh xã hội thời đó để các lời dạy nầy có thể được ghi chép lại một cách trung thực. Qua thời gian, các lời dạy của Thích Ca càng lúc càng bị ô nhiễm, pha trộn, chế biến, thêm thắc với đủ loại tư tưởng khác cũng như các chi tiết mê tín dị đoạn bởi chính các tăng sư khi soạn thảo kinh sách.
Mức độ ô nhiễm của mê tín dị đoan trong Phật Giáo có thể thấy được ở hầu hết mọi tầng lớp trong mọi tông phái.
Chuyện “hoàng hậu nằm mơ thấy voi trắng 9 ngà húc vào người rồi thọ thai” hay “mới sinh ra bước 7 bước, trên mỗi bước hiện ra một hoa sen, tuyên bố ‘thiên thượng thiên hạ duy ngã độc tôn’” là một thí dụ điển hình. Câu chuyện nầy được ghi chép trong vô số kinh sách Phật Giáo không phải như là một truyền thuyết mà như là lịch sử đã thật sự xảy ra. Hiện tượng tín đồ thần thánh hóa việc giáo chủ của họ được sinh ra (trinh nữ thọ thai hay giao cấu bởi thần tiên) nầy có thể thấy được trong hầu hết mọi tôn giáo khác, nhất là những tôn giáo bị khống chế bởi mê tín dị đoan.
Chuyện địa ngục có quỷ sứ đầu trâu mặt ngựa tra tấn hành hạ những kẻ ác độc khi còn sống ở thế gian là một thí dụ thịnh hành khác trong vô số kinh sách. Sự kiện Mục Kiền Liên hiếu thảo với mẹ được tuyên dương trong kinh sách song song với cuộc hành trình xuống địa ngục cứu mẹ như là một chuyện có thật giúp phần phổ biến và bồi đắp hình ảnh địa ngục kể trên thêm.
Có thể nói rằng chỉ trong vòng khoảng gần một thế kỷ nay mới bắt đầu có ít sách vở được phổ biến viết rằng những câu chuyện tương tự như trên chỉ là truyền thuyết chớ không phải có thật. Một số (rất) ít các sư tăng cũng bắt đầu giảng giải rằng những truyền thuyết loại trên chỉ có giá trị tượng trưng chớ không có giá trị lịch sử. Đây là một hiện tượng đáng kể đánh dấu bước ngoặc lớn trong quá trình tiến hóa của Phật Giáo. Thời điểm mà hiện tượng nầy xảy ra trùng hợp với thời điểm mà kiến thức khoa học phổ thông và khả năng phân tích suy luận của con người trong xã hội nói chung đã tiến triển đến một mức độ mà một số đủ lớn hành giả không thể nào chấp nhận các chuyện hoang đường trên là có thật nữa.
Lấy chuyện Thích Ca ngồi thiền định dưới gốc Bồ Đề 49 ngày trước khi giác ngộ làm một thí dụ. Hầu hết tất cả kinh sách Phật trong hơn 2000 năm nay đều ghi chép lại việc Ma Vương hiện đến quyến rũ và hăm dọa Thích Ca. Phật tử được giảng dạy và tin rằng chuyện đó đã xảy ra thật. Có 2 trường hợp: 1/ Có thể là Thích Ca đã kể lại cho đệ tử nghe về những cám dỗ và sợ hãi đã xảy ra trong tâm tưởng ông trong 49 ngày ấy bằng một ngôn ngữ rất thực tế; tuy vậy khi các đệ tử soạn thảo kinh sách ra thì tự họ thêu dệt các chi tiết huyền hoặc vào. 2/ Cũng có thể là Thích Ca đã dùng những từ ngữ đầy màu sắc thích hợp thời bấy giờ để làm cho những đệ tử ông có thể hiểu được ông muốn nói gì; và sau đó thì họ lại tin là những câu chuyện màu sắc đó có thật. Dù gì đi nữa thì các tác giả của vô số kinh sách chính thức của Phật Giáo đã ghi chép lại các chuyện trên như là sự thật vì chính họ cũng đã được giảng dạy và tin như vậy. Như đã nói, chỉ đến gần đây thì ý tưởng cho rằng các câu chuyện trên chỉ có tính cách “truyền thuyết” hay “có giá trị tượng trưng” (thay vì là “sự thật”) mới được phổ biến.
Vài Phật tử khi đọc đến đây chắc sẽ nghĩ rằng thời nay chỉ có kẻ dốt nát và mê tín dị đoan mới tin là các truyền thuyết trên có thật, và chắc sẽ không khỏi thầm hãnh diện rằng họ không thuộc vào dạng nầy. Những người đó có thể không biết rằng đa số Phật tử hiện nay vẫn tin, hay ít nhất bán tín bán nghi, rằng các chuyện trên là “có thể có thật”. Mức độ “có thật” nầy cao hay thấp bao nhiêu tùy vào kiến thức phổ thông và khả năng phân tích, lý luận thực tế của từng người.
Những người đó cũng quên rằng có thể ngay chính họ cũng đang tin tưởng và thực hành một số điều mà Thích Ca là giáo chủ của họ khi sinh thời đã cương quyết và kiên trì tránh xa.
(còn tiếp)
Bài 72: Quán cơm chay
Có lần nọ tôi đi vào một quán cơm chay tên "Thanh Tịnh" hay "An Lạc" gì đó tôi quên rồi; không phải để ăn mà là để gặp một người quen.
Người chủ là một ni cô không già không trẻ, mặt mũi sáng sủa lanh lợi. Cách bày trí trong quán không cũ không mới, không có gì đặc biệt đáng nói. Trong quán có khoảng mười mấy bàn, hơn phân nửa đang có khách ngồi ăn. Trên bức tường gần giữa quán có một bàn thờ Phật, mấy cây nhang điện sáng rực gần như lấn áp cả hai cây nến cũng bằng bóng đèn điện đỏ.
Trong thời gian ngắn tôi ở đó, ni cô chủ quán ra chào hỏi và trò chuyện với tôi. Khi nói về các món ăn, cô giới thiệu:
"Các món ăn nầy ở đây, anh thấy không, làm rất công phu giống y như thật. Có nhiều món tôi bảo đảm anh nhìn vào nhưng sẽ không phân biệt được là thật hay giả".
Tôi hỏi: "Thật hay giả thế nào?".
Cô nhìn tôi, có vẻ hơi ngạc nhiên: "Thí dụ như thịt heo quay có phần da, phần mỡ, nhất là phần nạt chẳng những nhìn giống như thật mà khi nhai vào cũng dai dai như từng sớ thịt thật. Thịt gà xé phai, đùi vịt nướng, chã cá chiên và bò kho là những món đặc biệt nổi tiếng của quán nầy".
Tôi mĩm cười: "Cô phải khéo tay lắm mới làm được như vậy".
Nét mặt ni cô rạng rỡ lên: "Đúng vậy. Đây là nghề bí truyền không phải ai cũng học được".
Rồi cô gật gật đầu: "Các món ăn ở đây không có hành hay tỏi gì cả, anh đừng lo".
Tôi đoán là cô đang nói về việc người ăn chay thường cữ ăn hành hẹ tỏi nén vì những món nầy có chất kích thích dễ làm người ta nóng nảy. Tuy vậy tôi vẫn hỏi: "Tại sao vậy cô?"
Cô nheo mắt: "Ăn hành và tỏi thì niệm chú sẽ không linh".
Subscribe to:
Posts (Atom)