Bài 52: Phật Chúa Hiện Thân (tiếp theo)


Hỏi: Còn vô số các thí dụ như Phật Bà hiện ra trên một gốc cây, Chúa Giê Su hiện ra trên bức tường loang lỗ đàng sau một giáo đường bỏ hoang, v.v.  thì sao?

Đáp: Tất cả đó chỉ là những trường hợp người ta gán đặt những ý nghĩa “quan trọng” lên những hình ảnh “bình thường” (hiện tượng tâm lý “pareidolia”) như đã đề cập ở trên. Họ diễn dịch các vết sẹo trên vỏ cây hay những vệt rong rêu trên bức tường cũ ra thành những hình ảnh mà trong đầu họ muốn thấy. Hiện tượng nầy cũng giống như nhìn lên những đám mây trên trên đủ lâu thì sẽ thấy những hình thú vật hay mặt người, v.v.

Hỏi: Còn các câu chuyện như tượng Đức Mẹ khóc ra máu, tượng Phật Bà tỏa hương thơm trong những ngày rằm, v.v. thì sao?

Đáp: Hầu hết tất cả chỉ là giàn cảnh giả tạo để vụ lợi. Ngay cả Giáo Hội Công Giáo cũng ngăn cấm tín đồ truyền bá những câu chuyện nầy. Ngay cả Giáo Hội cũng điều tra và cho hầu hết các việc nầy là "không có bằng chứng thích đáng" hay "mê tín dị đoan". Tuy nhiên trong khi đó thì chính Giáo Hội cũng tự họ công nhận một số "phép mầu" tương tự khác mà nhiều người khác cho rằng "không có bằng chứng thích đáng" hay "mê tín dị đoan".

Hỏi: Anh nói "hầu hết là giàn cảnh giả tạo". Thế còn phần còn lại thì sao?

Đáp: Phần còn lại có thể dùng hiện tượng tâm lý pareidolia như đã nói ở trên để giải thích.

Hỏi: Anh nói  nhiều người khác cho rằng các phép mầu mà Giáo Hội Công Giáo công nhận là "không có bằng chứng thích đáng" hay "mê tín dị đoan". Họ là ai?

Đáp: Là vô số những người không thuộc vào Công Giáo, kể cả các tín đồ Thiên Chúa Giáo khác như Tin Lành chẳng hạn.

No comments:

Post a Comment