So sánh với vấn đề giao thông...
Nếu:
- Tai nạn giao thông = những tệ hại của tôn giáo
- Tôn giáo = phương tiện (xe hơi, xe gắn máy, v.v.) và hệ thống (đường, cầu, cống, v.v) giao thông.
- Nhu cầu tín ngưỡng = nhu cầu giao thông
Nhu cầu giao thông là một điều cần thiết tự nhiên không thể dẹp bỏ được. Xe cộ và đường xá, cầu cống là phương tiện người ta chế tạo ra và sử dụng để thỏa mản nhu cầu nầy. Cũng không thể nào dẹp bỏ xe cộ hay đường xá, cầu cống được vì không có cách gì khác để đáp ứng nhu cầu giao thông.
Tai nạn là một điều xảy ra không tránh được trong bất cứ hệ thống giao thông nào. Vì tai nạn giao thông là một điều xấu (gây thương tích, chết người, v.v.) nên người ta luôn cần sửa đổi, cải tiến phương tiện giao thông cho an toàn hơn. Những phương tiện nào không còn hợp thời nữa thì cần loại bỏ đi: dẹp đường cũ gồ ghề, xây đường rộng hơn, thẳng hơn, gắn đèn đường sáng hơn; bỏ các loại xe nguy hiểm, dễ gây ra tai nạn và chế tạo các loại xe an toàn hơn, v.v. Để cải tiến hóa hệ thống giao thông và làm giảm số tai nạn, có khi người ta cần thay đổi hoàn toàn khái niệm giao thông thí dụ như 1/ chủ trương chuyển sang phương tiện chuyên chở công cộng (xe buýt, xe lửa) mà thôi và hạn chế mọi người lái xe hơi riêng của mình, hay 2/ tổ chức cho nhân viên làm việc ở nhà nếu được (qua computer và các hệ thống viễn thông) chớ không cần phải lái xe đi đến văn phòng nữa, v.v.
Đó là nếu người ta nhìn thấy và công nhận rằng trong hệ thống giao thông của họ có vấn đề xấu (là tỉ số tai nạn cao). Nếu người ta không nhìn thấy và không công nhận điều trên thì không ai sẽ sửa đổi gì hết, và tai nạn giao thông vẫn tiếp diễn không suy giảm.
Đó là điều khác biệt giữa sự chủ quan, ù lì, hủ lậu, tệ hại của hệ thống giao thông ở Việt Nam và sự khách quan, phát triển, tiến hóa, ích lợi của hệ thống giao thông ở nhiều nước Tây Phương.
Đó là điểm tương tự giữa nhiều lãnh vực trong tôn giáo với hệ thống giao thông ở Việt Nam.
No comments:
Post a Comment